Bà bầu bị xuống máu chân sớm có gây nguy hiểm cho thai nhi hay sinh non không?

Đi tìm nguyên nhân gây xuống máu chân (phù chân) ở bà bầu

Để biết bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không, bạn cần biết nguyên nhân tình trạng bà bầu bị phù chân này. Theo các bác sĩ, bàn chân là một trong những nơi dễ bị sưng phù nhất vì nó ở xa trái tim. Máu từ các động mạch quay trở lại tim cũng cần thời gian lâu hơn. Khi có một sự thay đổi sinh lý hay bệnh lý có sẽ dễ dẫn đến hiện tượng tích tụ chất lỏng vượt mức ở phần chân và chân xuất hiện chứng phù nề.

Hầu hết, các mẹ bầu đều bị phù chân khi bước vào kỳ tam nguyệt thứ 3. Nó không quá nguy hiểm với mẹ bầu mà gây ảnh hưởng đến việc đi lại bởi bàn chân sưng to. Nhiều mẹ bầu chân sưng quá to nên tìm một đôi dép vừa thật không dễ dàng chút nào.

Với chị em phụ nữ, nhất là mang thai lần đầu thì tình trạng suy tĩnh mạch hay giãn tĩnh mạch cũng khiến chân nặng, sưng phù nề. Vì lúc này lượng máu gia tăng và nồng độ hormone cao gấp 100 lần so với bình thường.

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không
Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không là thắc mắc của nhiều thai phụ

Càng về tháng cuối thai kỳ, thai nhi càng lớn và tăng áp lực bên trong ổ bụng. Từ đó, một sức ép khá lớn đè lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy về tim. Chính điều này cũng là nguyên gây gây nên hiện tượng bà bầu bị xuống máu sớm ở chân.

Một nguyên nhân khiến chân mẹ bầu sưng phù nề là do sự rối loạn nội tiết tố nữ khi mang thai. Nó sẽ góp phần vào sự tích tụ dịch, ứ trệ tuần hoàn khiến máu về tim khó hơn. Máu ở chân sẽ bị ứ đọng và xuất hiện các biểu hiện như chân nặng, sưng phù, ngứa ran hay chuột rút.

Dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng xuống máu chân khi bị mang thai

Mẹ bầu xuống máu chân là tình trạng phổ biến và cũng gây những trở ngại nhất định. Một số trường hợp có thể gây nguy hiểm cho cả 2 mẹ con. Do đó, các mẹ bầu cần nhận biết sớm nhất các dấu hiệu xuống máu chân để kịp thời can thiệp. Một số biểu hiện dưới đây giúp mẹ bầu sớm nhất biết mình đang xuống máu chân để tìm hiểu bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không:

  • Có thể dùng ngón tay ấn vào xương nằm dưới da ở vùng hai mắt cá chân,mu bàn chân ống quyển . Nếu kết quả vùng đó bị lõm xuống và lâu đầy lên thì mẹ bầu đang bị xuống máu chân đó nha.
  • Cảm giác đi đép, giày bị chật hơn bình thường.
  • Nhìn các ngón tay có to hơn chút nào không và với đôi chân cần chú ý đến vùng mắt cá chân, mu chân
  • Kiểm tra khuôn mặt và thấy to hơn bình thường, hơi “phị” và mi trên hai mắt “nặng như chì”.
  • Một số biểu hiện bên ngoài giúp mẹ bầu dễ nhận biết phù nề chân như sưng mắt, mặt, chân tay, bụng nhưng không đau.
  • Tăng cân quá mức bình thường cũng có thể là biểu hiện xuống máu chân. Do đó, bà bầu cần theo dõi cân nặng thường xuyên với tần suất nửa tháng/lần và ba tháng cuối cần mỗi tuần/lần.

Related Posts

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Mụn sữa là gì? Có nguy hiểm không? Mụn sữa còn có tên gọi khác là mụn trứng cá sơ sinh hay nang kê với dấu hiệu…

Thai 25 tuần phát triển như thế nào và mẹ bầu thay đổi ra sao?

Bước sang giai đoạn tuần thứ 25 của thai kỳ, các mẹ bầu sẽ cảm nhận thấy có những sự thay đổi nhất định về thai nhi…

[HOT] 45 kiểu tóc nam Hàn Quốc đẹp chuẩn soái ca xu hướng 2022

Các kiểu tóc đẹp phong cách Hàn Quốc luôn có sức hấp dẫn riêng đối với các bạn trẻ. Tóc nam đẹp cũng như tóc nữ đẹp…

Top 5 phân bón hữu cơ cho cây mai vàng | Nông Nghiệp Phố

Để cây mai được sinh trưởng và phát triển tốt nhất, đặc biệt là cây cho nhiều hoa khi Tết đến thì cây mai cần được bổ…

Cách nấu bún mọc Hà Nội ngon ngọt ăn là nghiền

Cách nấu bún mọc là công thức nấu bún khá đặc trưng của người Hà Thành. Ngoài phần mọc, bún mọc còn có thể có thêm sườn…

Uống trà Atiso hàng ngày có tốt không và nên uống bao nhiêu là đủ?

Atiso là loại trà thanh nhiệt giải độc từ thiên nhiên tốt cho gan nên được sử dụng rộng rãi, trở thành thức uống hàng ngày của…