Trẻ 3 tháng biếng ăn lười bú, bố mẹ phải làm sao?

Lười bú, biếng ăn ở trẻ nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất lẫn trí não. Theo đó, nếu trẻ 3 tháng biếng ăn thường xuyên bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân trẻ biếng ăn và có biện pháp can thiệp kịp thời để giúp trẻ tăng trưởng toàn diện.

Dấu hiệu trẻ 3 tháng biếng ăn, lười bú

Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, trẻ đã có nhiều thay đổi so với giai đoạn mới chào đời. Đó không chỉ là chiều cao, cân nặng mà kỹ năng vận động tay chân, sự phản ứng – giao tiếp của trẻ với thế giới xung quanh cũng có những bước nhảy vọt.

Để đảm bảo sự phát triển ngày càng nhanh này, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ cũng tăng lên. Số lượng sữa mẹ cần cung cấp cho cơ thể trẻ khoảng 800 – 900ml/ngày, tương đương 5-6 cữ bú, mỗi cữ khoảng 120-150ml.

Theo đó, trẻ được xem là biếng ăn, lười bú chính thức được xác nhận nếu lượng sữa bú mỗi ngày ít hơn con số trên. Ngoài ra, để nhận biết tình trạng trẻ 3 tháng biếng ăn bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu như: trẻ không tăng cân hoặc tăng rất chậm, trẻ mút rất chậm khi được cho bú, không chú ý tập trung bú thường xuyên nhả ti và quay đầu ra bên ngoài…

Trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn, lười bú có làm sao không?

Trẻ 3 tháng biếng bú, biếng ăn gần như là tình trạng chung của hầu hết trẻ nhỏ mọi độ tuổi, và là vấn đề gây đau đầu nhiều bậc cha mẹ xưa và nay. Bởi tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ, nhất là giai đoạn đầu đời sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng duy nhất và tốt nhất. (1)

Cụ thể, bé 3 tháng tuổi lười bú thường xuyên cơ thể sẽ bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng dẫn đến suy dinh dưỡng, lâu dần gây còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí não, hệ miễn dịch suy giảm dễ mắc các bệnh vặt, khả năng vận động kém và yếu ớt… so với trẻ đồng trang lứa.

Các nguyên nhân khiến bé 3 tháng lười bú, biếng ăn

Để giải quyết tình trạng bé 3 tháng biếng ăn, biếng bú bố mẹ cần biết nguyên nhân chính xác từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp nhằm cải thiện tình trạng, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, đạt các chỉ số chiều cao và cân nặng theo chuẩn.

Một số nguyên nhân chính dưới đây được cho là có ảnh hưởng đến trẻ 3 tháng biếng ăn: (2)

1. Chế độ ăn sữa không hợp lý

Giai đoạn 3 tháng tuổi trẻ vẫn dành nhiều thời gian để ngủ, trung bình mỗi ngày trẻ ngủ từ 14-17 giờ. Có nhiều trẻ mê ngủ hơn mê bú, và đặc biệt ngủ nhiều vào ban ngày nên thời gian ăn sữa của trẻ phân chia không hợp lý. Điều này cũng góp phần dẫn đến tình trạng trẻ 3 tháng biếng bú.

2. Biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi

3 tháng tuổi trẻ có nhiều thay đổi hơn so với lúc mới chào đời. Trẻ không còn là một em bé nằm yên một chỗ nữa, mà sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn tập lật, lẫy… Đây được xem là giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi, qua khoảng thời gian này tình trạng biếng ăn ở trẻ sẽ được cải thiện bố mẹ cũng không nên quá lo lắng.

3. Bé 3 tháng gặp vấn đề về hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ 3 tháng tuổi vẫn còn non nớt, đang trong quá trình hoàn thiện dần, đặc biệt là trong giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi đã kể trên. Do đó, trẻ ở độ tuổi này hay gặp các vấn đề ở hệ thống tiêu hóa như trào ngược dạ dày, nôn ói, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi… khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng tới việc bú mẹ/ hoặc bú bình.

4. Trẻ bị nấm lưỡi

Hiện tượng nấm lưỡi thường xảy ra ở trẻ nhỏ do vấn đề vệ sinh răng miệng chưa được chú trọng. Trẻ bị nấm lưỡi sẽ có các biểu hiện như màng trắng ở lưỡi, lưỡi và lợi có những nốt nhỏ… Nấm lưỡi do nấm candida albicans gây ra, nếu không điều trị ngoài việc khiến trẻ 3 tháng lười bú do khó chịu, còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

5. Do tác dụng phụ của thuốc

Một số trẻ bị bệnh phải dùng thuốc để điều trị, việc dùng thuốc – nhất là kháng sinh – có thể gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn tới trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, gây nên tình trạng bé 3 tháng tuổi lười bú (3). Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời, trẻ sẽ bú ngoan trở lại khi hết bệnh.

6. Chất lượng sữa mẹ thay đổi

Khi bé 3 tháng lười bú, hiện tượng này có thể là do sữa mẹ có mùi khác lạ (có thể do mẹ dùng thuốc trị bệnh hoặc ăn các món chứa nhiều gia vị nặng mùi), theo đó, mẹ có thể điều chỉnh/ cải thiện chế độ ăn của mình. Trường hợp bị bệnh cần dùng thuốc điều trị, mẹ có thể ngưng cho bé bú đến khi hoàn toàn khỏi bệnh. (4)

Nếu đang bú sữa công thức, việc trẻ 3 tháng biếng bú đột ngột từ chối bú có thể do mẹ pha sữa không đúng cách hoặc mùi vị của sữa trẻ không thích, sữa không phù hợp với độ tuổi. Mẹ hãy nên đổi loại sữa mới cho trẻ và theo dõi phản ứng của trẻ.

7. Tư thế bú chưa đúng cách

Tư thế cho trẻ bú không đúng khiến sữa không ra, ra chậm sẽ làm trẻ khó chịu, chán nản khi chờ bú. Sữa ra nhiều khiến trẻ bị sặc, ngạt làm trẻ sợ bú; hoặc trẻ cảm thấy không thoải mái khi bú ở tư thế nào đó…cũng góp phần dẫn đến tình trạng trẻ 3 tháng biếng bú. Vì vậy, khi cho trẻ bú mẹ nên để ý đến vấn đề này nhé!

8. Trẻ 3 tháng biếng ăn do thiếu chất

Tình trạng cơ thể thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, kẽm, selen…có thể làm giảm sự kích thích vị giác của trẻ khiến trẻ trở nên lười bú. Để cải thiện điều này mẹ nên chú trọng chất lượng bữa ăn nếu cho con bú mẹ, hoặc có thể bổ sung vi chất cho trẻ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

9. Trẻ biếng ăn bẩm sinh

Nếu gia đình có gen biếng ăn, kén ăn thì trẻ sinh ra cũng có thể bị biếng ăn bẩm sinh do di truyền. Tỷ lệ trẻ biếng ăn bẩm sinh chiếm khoảng 5% trong tổng số ca trẻ 3 tháng biếng ăn. Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng trẻ 3 tháng biếng ăn lười bú còn được xác định do chích ngừa, có các vấn đề về răng miệng, nhiễm ký sinh trùng…

Trẻ 3 tháng biếng ăn lười bú, mẹ phải làm sao?

Để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện của trẻ, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể rất quan trọng. Do đó, bố mẹ cần giải quyết triệt để tình trạng bé 3 tháng tuổi lười bú bằng cách xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này từ đó có cách xử trí đúng. Dưới đây là một số mẹo hay cho việc hỗ trợ cải thiện tình trạng trẻ 3 tháng biếng ăn giúp mẹ sẽ trút bớt được gánh nặng biếng ăn ở trẻ:

1. Tập cho bé thói quen bú đúng cách

Đó là nên phân chia thời gian cho trẻ bú hợp lý, nên cho trẻ bú hết từng bên vú (mỗi bên khoảng 15-20 phút) sau đó mới chuyển sang bên còn lại. Bên cạnh đó, mẹ cần bế trẻ đúng tư thế, đặt trẻ bú đúng cách để trẻ cảm thấy thoải mái khi ăn sữa và kích thích sữa tiết ra nhiều hơn, tránh trẻ phải “chờ đợi” sữa xuống trong khi bú, lâu dần dễ hình thành phản xạ trẻ 3 tháng biếng bú.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ đủ chất

Nếu cho con bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên chú trọng xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất), đa dạng các loại thực phẩm trong mỗi khẩu phần ăn…nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng chất lượng nhất cho con.

Đồng thời, để hạn chế tình trạng trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn, trong thực đơn ăn uống hàng ngày mẹ nên tránh ăn các gia vị nặng mùi, thực phẩm gây mất sữa, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, các chất kích thích…vì chúng sẽ ảnh hưởng đến chất lẫn lượng sữa, gián tiếp làm bé 3 tháng lười bú.

3. Cho bé ngủ đủ giấc

3 tháng tuổi, ăn và ngủ vẫn là hai hoạt động chính đối với trẻ trong ngày. Theo đó, nếu được ngủ ngon, ngủ đủ giấc trẻ sẽ vui vẻ, tươi tỉnh nhờ vậy việc bú sữa cũng sẽ thoải mái, dễ chịu hơn. Hãy đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc khoảng 14-17 tiếng/ngày để tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, hỗ trợ cải thiện tình trạng trẻ 3 tháng biếng ăn.

4. Điều trị bệnh bé đang mắc phải

Tương tự người lớn, nếu cơ thể mệt mỏi, uể oải khó chịu do mắc bệnh trẻ sẽ khó có thể ăn uống ngon miệng, thậm chí không muốn ăn. Vì vậy, nếu sức khỏe trẻ có vấn đề, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để điều trị dứt điểm. Khi sức khỏe hồi phục, trẻ khỏe trở lại sẽ ăn uống bình thường.

5. Bổ sung vi chất cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ

Một số loại vi chất quan trọng như đồng, sắt, kẽm, selen… không chỉ tốt cho sức khỏe của trẻ mà còn kích thích hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Do đó, mẹ nên chú trọng chế độ ăn giàu vi chất để đảm bảo cung cấp đủ giúp trẻ phát triển và cải thiện tình trạng trẻ 3 tháng biếng ăn.

Trường hợp cơ thể bé thiếu hụt nhiều vi chất dinh dưỡng, mẹ có thể bổ sung thông qua thuốc hoặc các sản phẩm bổ sung, nhưng nhớ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại phù hợp và bổ sung đúng cách.

6. Cố gắng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá và tốt nhất đối với trẻ những năm tháng đầu đời. Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ phát triển tốt hơn, hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn nhờ đó ít bệnh vặt. Vì vậy, mẹ nên cố gắng cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời, và lý tưởng nhất là bú sữa mẹ đến 2 tuổi.

Để đảm bảo nguồn dưỡng chất chất lượng cung cấp cho con phát triển và khỏe mạnh, mẹ nên duy trì cho trẻ bú thường xuyên kết hợp với chế độ ăn giàu dinh dưỡng nhất có thể. Đặc biệt, chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày là các loại rau xanh, trái cây tươi.

7. Lựa chọn sữa công thức phù hợp với bé 3 tháng tuổi

Đối với trẻ bú bình, chuyên gia khuyên mẹ nên chọn loại sữa có thành phần gần giống với sữa mẹ nhất cho trẻ bú. Bên cạnh đó, cần chú ý chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ, mùi vị mà trẻ ưa thích cũng như tuân thủ hướng dẫn pha sữa của nhà sản xuất, tránh pha quá loãng hay quá đặc để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ.

Khi nào cần cho trẻ 3 tháng tuổi biếng bú đi khám?

Mặc dù sự phát triển của trẻ nhỏ thường không đồng đều, mỗi trẻ sẽ có những cột mốc phát triển/ tăng trưởng khác nhau. Nhưng nếu đã áp dụng các cách trên mà tình trạng bé 3 tháng lười bú vẫn không cải thiện, đồng thời các chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ không tăng bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân chính xác, từ đó có biện pháp xử trí phù hợp giúp khắc phục tình trạng trẻ 3 tháng biếng ăn, biếng bú hiệu quả.

Biếng ăn ở trẻ nếu kéo dài sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng, dẫn đến nguy cơ cao còi xương, chậm lớn, chậm phát triển thể chất và trí não, sức đề kháng suy giảm dễ mắc các bệnh vặt.

Theo đó, nếu trẻ 3 tháng biếng ăn kéo dài hoặc gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe dinh dưỡng mẹ và trẻ có thể đến khám tại Nutrihome. Tại đây, sau khi thăm khám hoặc thực hiện các xét nghiệm cần thiết chuyên gia sẽ xây dựng phác đồ điều trị, tư vấn, hướng dẫn mẹ cách xây dựng thực đơn, chế biến món ăn dinh dưỡng giúp mẹ cải thiện nguồn sữa chất lượng cho con bú. Còn đối với bé 3 tháng lười bú, chuyên gia có thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây biếng bú biếng ăn và đưa ra biện pháp cải thiện hiệu quả.

Related Posts

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung – Câu thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương

Bạn đang xem: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung – Câu thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương Chém cha cái kiếp lấy chồng chung là…

Xám khói nam: 10 kiểu tóc sành điệu, xu hướng nhất hiện nay

I. Xám khói nam là màu gì? Màu xám khói được tạo thành nhờ sự hòa trộn hoàn hảo giữa xám và màu khói, tạo nên một…

Ý nghĩa tà áo dài truyền thống Việt Nam – giá trị qua các thời kỳ lịch sử

Là người con của dân tộc Việt Nam, không một ai là không biết đến tà áo dài truyền thống thướt tha. Áo dài là quốc phục…

Tang lễ nsưt minh phụng: phần 1

(NLĐO) – Trưa 24-12, đông đảo nghệ sĩ đến thắp hương tưởng nhớ “hoàng tử sân khấu” NSƯT Minh Phụng nhân ngày giỗ lần thứ sáu của…

Giá bán cây chòi mòi bonsai, chòi mòi rừng, làm cảnh 2023? Mua ở đâu?

Nếu bạn đang tìm kiếm những cây chòi mòi bonsai về để chưng trong nhà hay sân vườn thì rất vui đã gặp bài chia sẻ này…

Chọn giờ đẹp sinh mổ: Bác sĩ sản khoa chia sẻ nhiều câu chuyện đau lòng

Trẻ sơ sinh chết lưu vì mẹ cố chờ giờ sinh đẹp Mới đây, câu chuyện về một bà mẹ đi siêu âm thai bác sĩ báo…