Bệnh cường giáp kiêng ăn gì? 6 loại thực phẩm nên cẩn trọng

Bệnh cường giáp thường gặp từ 20 – 40 tuổi, với nhiều biến chứng nguy hiểm như: rung nhĩ, suy tim, rối loạn tâm thần, yếu cơ, teo cơ, viêm gan, giảm thị lực, khó thở. Nếu không điều trị kịp, người bệnh rơi vào cơn bão giáp, tỷ lệ tử vong 10% – 30%. Vậy khi mắc bệnh cường giáp kiêng ăn gì để góp phần điều trị hiệu quả? Dưới đây là 6 loại thực phẩm người bệnh nên cẩn trọng, tránh gây hại cho sức khỏe.

BS.CKII Trần Thùy Ngân, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

bệnh cường giáp kiêng ăn gì

Bệnh cường giáp là gì?

Tuyến giáp (hình con bướm, nằm phía trước cổ) đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng chính của cơ thể như:

  • Điều hòa thân nhiệt.
  • Kiểm soát nhịp tim.
  • Kiểm soát quá trình trao đổi chất (quá trình biến đổi thức ăn trong cơ thể thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động).

Khi tuyến giáp ổn định, cơ thể được cân bằng, tất cả các hệ thống trong cơ thể hoạt động bình thường. (1)

Nếu tuyến giáp tạo ra quá nhiều hoặc quá ít hormone đều ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ thể.

Tuyến giáp tạo ra các hormon chính bao gồm: triiodothyronine (T3), thyroxine (T4). Bệnh cường giáp xảy ra do tuyến giáp hoạt động quá mức, giải phóng nhiều hormone tuyến giáp khiến quá trình trao đổi chất tăng nhanh.

Triệu chứng cường giáp

Người bị cường giáp thường có cổ to, giảm cân, nhịp tim nhanh (thường hơn 100 nhịp/phút), loạn nhịp, tim đập thình thịch (đánh trống ngực), lo lắng, run nhẹ ở tay, đổ mồ hôi, giảm kinh nguyệt, tiêu chảy, mệt mỏi, yếu cơ, khó ngủ, mỏng da, tóc mỏng dễ rụng… (2)

Thực phẩm tác động như thế nào đến bệnh cường giáp?

Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng đến các triệu chứng bệnh cường giáp. Một số loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng bệnh, trong khi những loại khác có thể làm các triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc gây trở ngại cho việc dùng thuốc chữa bệnh. (3)

Dù thực phẩm không chữa khỏi bệnh cường giáp nhưng chất dinh dưỡng, khoáng chất trong một số thực phẩm giúp kiểm soát tình trạng cơ bản của bệnh, hạn chế biến chứng xảy ra. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến cả việc sản xuất hormone, cách tuyến giáp hoạt động. Một số dưỡng chất dinh dưỡng có ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp như:

  • I-ốt là chất cơ thể sử dụng để sản xuất hormone tuyến giáp. Chế độ ăn uống quá nhiều i-ốt sẽ làm tăng sản xuất hormone tuyến giáp, gây bệnh cường giáp.
  • Cường giáp khiến hệ xương khớp yếu, giòn do rối loạn chuyển hóa canxi máu, dẫn đến loãng xương. Vì vậy, bổ sung canxi, vitamin D vào chế độ ăn uống hàng ngày rất cần thiết giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Các loại nước uống như: trà, cà phê, nước tăng lực có chứa caffeine làm các triệu chứng của cường giáp nặng hơn.

Bệnh cường giáp kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống lành mạnh tuy không chữa khỏi hoàn toàn bệnh cường giáp nhưng giúp giảm các triệu chứng của bệnh, góp phần vào quá trình điều trị bệnh. Vậy bệnh cường giáp kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe, dưới đây là một số thực phẩm cần tránh ăn khi mắc bệnh:

1. Thực phẩm giàu i-ốt

Ăn quá nhiều thực phẩm giàu i-ốt hoặc tăng cường i-ốt sẽ dẫn đến bệnh cường giáp hoặc làm cho bệnh tiến triển nặng hơn.

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), liều lượng i-ốt được khuyến nghị hàng ngày đối với người bệnh cường giáp khoảng 150 mcg (0,15 mg), thậm chí cần ăn ít i-ốt hơn. (4)

  • Người bệnh cần tránh các loại hải sản chứa nhiều i-ốt như: cá, rong biển, tôm, cua, sushi, tảo…
  • Tránh các loại thực phẩm khác có nhiều i-ốt như: sữa, bơ, phô mai, lòng đỏ trứng, muối i-ốt, một số chất tạo màu thực phẩm, thuốc có chứa i-ốt (amiodarone – Nexterone, sirô ho, thuốc nhuộm tương phản y tế, thảo dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung vitamin).

2. Thực phẩm có hàm lượng đường cao

Bệnh nhân cường giáp có dấu hiệu rối loạn chuyển hóa carbohydrate, dẫn đến khó kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Bệnh nhân cường giáp ăn nhiều đường còn làm tăng mức độ hồi hộp. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường như: nước ngọt, bánh kẹo… để tránh gây hại cho sức khỏe. (5)

3. Các loại chất béo “xấu”

Chất béo “xấu” còn gọi là chất béo bão hòa, đông đặc ở nhiệt độ bình thường, khiến cơ thể sản sinh ra cholesterol xấu (LDL), làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. (6)

Thực phẩm chiên chứa nhiều chất béo “xấu” làm cản trở khả năng hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp của cơ thể. Chất béo “xấu” cũng có thể làm giảm khả năng sản xuất hormone thyroxine (T4) của tuyến giáp. Thực phẩm béo “xấu” chứa nhiều calo gây khó tiêu hóa đối với những người có quá trình trao đổi chất chậm, dẫn đến tăng cân quá mức. Người bệnh cường giáp không nên ăn những thực phẩm quá béo như: bơ, sốt mayonnaise, bơ thực vật, những thực phẩm chiên khác.

4. Cà phê

Thực phẩm, đồ uống có chứa caffeine như: cà phê, trà, soda, sô cô la… làm các triệu chứng của cường giáp nặng hơn, dẫn đến tăng lo lắng, căng thẳng, khó chịu, nhịp tim nhanh. Người bệnh cường giáp nên tránh hoặc hạn chế dùng những loại nước uống này, thay thế bằng trà thảo mộc tự nhiên, nước có hương vị hoặc rượu táo nóng để bảo vệ sức khỏe. (7)

5. Rượu, bia

Người bệnh cường giáp uống rượu có nguy cơ tiến triển bệnh nặng hơn do tuyến giáp phản ứng quá mức với hormone kích thích tuyến giáp. Rượu làm tăng mức độ khó chịu, gây căng thẳng ở những người bệnh cường giáp. Do đó, người bệnh tuyến giáp nên hạn chế hoặc không uống rượu để giảm biến chứng xảy ra. (8)

6. Sữa tươi nguyên kem

Sữa là thực phẩm giàu canxi tốt cho sức khỏe tuy nhiên, sữa nguyên chất, sữa tươi nguyên kem thường chứa nhiều chất béo, người bệnh cường giáp tránh sử dụng do khó tiêu hóa. Với người bệnh cường giáp khi sử dụng sữa, các sản phẩm từ sữa nên chọn các sản phẩm từ sữa tách béo để bảo vệ sức khỏe, giúp tiêu hóa tốt. (9)

BVĐK Tâm Anh được đầu tư xây dựng quy mô, hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu – Mỹ. Đặc biệt, với đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia Nội tiết – Đái tháo đường hàng đầu Việt Nam giúp việc thăm khám, chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả bệnh cường giáp, các bệnh lý nội tiết khác như: đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận, rối loạn nội tiết tố nam – nữ…

Khi mắc bệnh cường giáp, người bệnh không chỉ tìm hiểu kiến thức về bệnh cường giáp kiêng ăn gì mà còn nên đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh sớm, tránh nguy cơ biến chứng xảy ra. Đồng thời, người bệnh phải tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe.

Related Posts

Kẹo Sâm Hamer Ông Ngậm Bà Khen

Đời sống tình dục hòa hợp sẽ giúp tinh thần của bạn luôn phấn chấn. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà cuộc yêu không trọn vẹn,…

13 dấu hiệu nhận biết hình mẫu một người đàn ông trưởng thành

Trưởng thành là một bước tiến của con người trong quá trình tiến hóa và phát triển. Để đánh giá người đàn ông trưởng thành cần xem…

20 kiểu tóc ngắn đẹp cho mặt tròn trán cao không thể bỏ lỡ

Kiểu tóc ngắn cho mặt tròn trán cao giúp các cô nàng trở nên xinh xắn, tự tin hơn trước mọi người. Tham khảo ngay nhé! Tóc…

Mực khô Vân Đồn, Quảng Ninh – Tinh hoa ẩm thực miền biển

Bấy lâu nay, mực khô đã trở thành một trong những món được dân nhậu cực kỳ ưa chuộng. Trong cái nóng nực của mùa hè, còn…

Chia sẻ 3 truyện ngôn tình nữ chính mang thai bỏ đi hay nhất

Truyện ngôn tình nữ chính mang thai bỏ đi được nhiều bạn tìm đọc và yêu thích. Bởi tác phẩm thường ẩn chứa tình huống bất ngờ,…

Link 12p cua gam kami khong che full HD

[LINK]Gấm kami lộ link 12 phút video, clip 12 phút Gấm Kami, [Có link] Gấm Kami lộ clip nóng, Gấm Kami lộ clip nóng trên TikTok triệu…