Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, khoa học và hiệu quả

Rơ lưỡi vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp bé ăn uống ngon hơn mà còn giúp tránh các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên không phải bậc cha mẹ nào cũng biết rơ lưỡi đúng cách để bé vui vẻ hợp tác. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các bậc phụ huynh cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, khoa học mà hiệu quả, để áp dụng tại nhà.

Vì sao trẻ sơ sinh cần rơ lưỡi hàng ngày

Khoang miệng của trẻ sơ sinh là chứa rất nhiều vi khuẩn, vi sinh vật gây mùi hôi. Tuy nhiên, trẻ còn nhỏ, chưa thể tự vệ sinh được nên cha mẹ cần giúp con vệ sinh sạch sẽ những cặn sữa còn bám trên mặt lưỡi.

rơ lưỡi

Việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh được cũng giống như việc đánh răng của người lớn, cần phải làm mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Bởi nếu mặt lưỡi bị tưa lưỡi, trẻ sẽ không cảm nhận được hương vị của sữa mẹ, dẫn tới biếng ăn, bỏ bú. Nghiêm trọng hơn, nếu để lâu vi khuẩn sẽ phát triển làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu…

Chính vì vậy, các mẹ cần phải rơ lưỡi cho bé thường xuyên để ngăn ngừa bệnh nấm lưỡi. Có như vậy thì răng miệng bé mới sạch sẽ, bé cũng bú tốt hơn vì ngon miệng.

Rơ lưỡi cho trẻ bao nhiêu lần là tốt nhất?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh việc làm quan trọng để bảo vệ răng miệng cho bé. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, mẹ cần lựa chọn cách rơ lưỡi phù hợp với số lần áp dung khác nhau. Cụ thể như sau:

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn

Trong trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ thông qua bình sữa, mẹ không cần rơ lưỡi cho trẻ hàng ngày. Vì khi bú, lưỡi của bé cọ sát vào núm ti mẹ nên rất ít khi bị đọng cắn sữa.

Do đó, với trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể rơ lưỡi bé 2 – 3 ngày 1 lần.

Đối với trẻ bú sữa mẹ và sữa ngoài

Với những bé vẫn còn bú sữa mẹ có kết hợp bú thêm sữa công thức thì mẹ cần rơ lưỡi mỗi ngày 1 lần cho trẻ.

Bên cạnh đó, sau khi cho trẻ bú bình xong, nên cho trẻ uống từ 1 – 2 thìa nước ấm để giúp tráng miệng sạch sẽ cho trẻ.

rơ lưỡi

Đối với trẻ bú ngoài hoàn toàn

Trẻ uống sữa công thức là đối tượng cần được rơ lưỡi nhiều hơn các dạng bú khác vì lưỡi rất dễ bị đóng cặn dẫn đến tưa lưỡi hay đen lưỡi. Trẻ uống sữa công thức mà không được rơ lưỡi thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng viêm lưỡi, viêm họng hoặc lười bú.

Để tránh tình trạng này, cứ sau mỗi cữ bú, các mẹ cần cho trẻ tráng miệng 1 – 2 thìa nước ấm và rơ lưỡi khoảng 2 lần/ngày.

Lưu ý: Thời điểm tốt nhất để mẹ rơ lưỡi cho bé là vào buổi sáng, tốt nhất là lúc sau khi ăn sáng xong khoảng 2 tiếng. Tránh không rơ lưỡi cho bé trước thời gian này vì bé sẽ rất dễ bị nôn khan do bụng vẫn còn rỗng và cũng không nên rơ ngay sau khi bé vừa ăn no xong bởi có thể khiến bé nôn trớ.

Cách rơ lưỡi cho trẻ nhỏ an toàn, khoa học và hiệu quả

Tùy thuộc vào độ tuổi của bé mà có các phương pháp làm sạch lưỡi khác nhau cụ thể:

Trẻ nhỏ hơn 1 tuổi

Trước khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ. Chuẩn bị sẵn một bát nước ấm hoặc nước muối sinh lý.

Lấy miếng gạc rơ lưỡi quấn xung quanh ngón tay trỏ. Nhúng miếng gạc vào nước ấm hay nước muối sinh lý để làm ướt gạc.

Dùng 1 tay rơ lưỡi trong khi tay còn lại vẫn ôm ấp, vỗ về con; cách này sẽ khiến bé cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn.

Ngay khi miệng mở, xoay ngón tay đeo gạc vệ sinh 2 bên trong má, lợi và răng một cách nhẹ nhàng, sau đó chà xát nhẹ nhàng trên mặt lưỡi.

Thực hiện rơ lưỡi ít nhất 1 lần/ngày vào buổi sáng, đặc biệt là khi chưa cho bé bú.

rơ lưỡi

Trẻ từ 1 – 5 tuổi

Trẻ em từ 1 – 5 tuổi vẫn chưa thể tự chăm sóc tốt cho răng miệng của mình. Chính vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên giúp bé đánh răng bên cạnh việc làm sạch lưỡi 2 lần/ngày. Cha mẹ hãy sử dụng gạc rơ lưỡi hoặc bàn chải mềm được thiết kế phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Khi con 2 -3 tuổi, bé có thể sử dụng kem đánh răng nhưng mẹ chỉ lấy lượng kem bằng hạt đậu xanh. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhắc nhở con không được nuốt kem dù nó có vị ngọt và mùi thơm. Luôn phải vệ sinh răng trước, sau đó đến lưỡi. Việc tập cho con thói quen bảo vệ răng miệng ngay từ nhỏ là điều cần thiết để trẻ có hàm răng chắc khỏe sau này.

Để được tư vấn khám sức khỏe cho trẻ nhỏ tại Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Related Posts

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Mụn sữa là gì? Có nguy hiểm không? Mụn sữa còn có tên gọi khác là mụn trứng cá sơ sinh hay nang kê với dấu hiệu…

Thai 25 tuần phát triển như thế nào và mẹ bầu thay đổi ra sao?

Bước sang giai đoạn tuần thứ 25 của thai kỳ, các mẹ bầu sẽ cảm nhận thấy có những sự thay đổi nhất định về thai nhi…

[HOT] 45 kiểu tóc nam Hàn Quốc đẹp chuẩn soái ca xu hướng 2022

Các kiểu tóc đẹp phong cách Hàn Quốc luôn có sức hấp dẫn riêng đối với các bạn trẻ. Tóc nam đẹp cũng như tóc nữ đẹp…

Top 5 phân bón hữu cơ cho cây mai vàng | Nông Nghiệp Phố

Để cây mai được sinh trưởng và phát triển tốt nhất, đặc biệt là cây cho nhiều hoa khi Tết đến thì cây mai cần được bổ…

Cách nấu bún mọc Hà Nội ngon ngọt ăn là nghiền

Cách nấu bún mọc là công thức nấu bún khá đặc trưng của người Hà Thành. Ngoài phần mọc, bún mọc còn có thể có thêm sườn…

Uống trà Atiso hàng ngày có tốt không và nên uống bao nhiêu là đủ?

Atiso là loại trà thanh nhiệt giải độc từ thiên nhiên tốt cho gan nên được sử dụng rộng rãi, trở thành thức uống hàng ngày của…