Cây bàng – Loại cây tạo bóng mát với hình ảnh thân thuộc

Có lẽ trong ký ức tuổi thơ của nhiều người, cây bàng luôn xuất hiện như một loài cây bình dị, thân thuộc. Hình ảnh cây bàng nơi góc sân trường luôn là hình ảnh đẹp đẽ thân thương. Ngoài công dụng trồng làm cảnh, tạo bóng mát, cây bàng mà chúng ta thường thấy còn có rất nhiều công dụng khác. Hãy tìm hiểu kĩ hơn về loài cây này nhé!

Cây bàng cô đơn được check-in nhiều nhất tại Hà Nội
Cây bàng cô đơn được check-in nhiều nhất tại Hà Nội

Tên gọi và đặc điểm thực vật của cây bàng

Cây bàng có tên khoa học là Terminalia catappa, thuộc họ trâm bầu (Combretaceae). Cây xuất hiện nhiều ở khu vực nhiệt đới, được tìm thấy đầu tiên ở Ấn Độ, Mã Lai.

Cây bàng thuộc loại cây thân gỗ cao lớn, chúng ta thường thấy những cây bàng được trồng nhiều ven đường, chiều cao thường thấy của chúng khoảng 4 – 8m, trong điều kiện thuận lợi, cây có thể phát triển cao đến hơn 15m. Thân cây có màu nâu sẫm, trên thân xuất hiện lốm đốm những vết bạc trắng.

Cành nhánh cây bàng mọc rất nhiều, tỏa ra xung quanh khắp cây, cành sẽ mọc nhiều nhất ở phần gần ngọn cây, không mọc ở thân dưới của cây.

Hình ảnh cây bàng khi vào mua lá chuyển đỏ
Hình ảnh cây bàng khi vào mùa lá chuyển đỏ

Lá cây bàng rất to, hơi nhọn ở phần cuống lá và bầu tròn dần về phía đầu lá, có những lá bàng có hình dạng tựa như hình trái tim. Lá có màu xanh non khi mới mọc và chuyển dần thành xanh lục khi về già. Mặt trên lá bóng nhẵn, hiện rõ đường vân lá, mặt dưới hơi nhám và có lông tơ nhỏ. Phiến lá to hơn một bàn tay khi xòe ra, có độ dài khoảng 20 – 30 cm, rộng khoảng 12 – 15 cm. Khi trời sang thu, lá bàng sẽ chuyển sang màu vàng đậm, rồi dần dà hóa sắc cam, sắc đỏ, những lúc ấy thoạt nhìn giống như một cây phong lá đỏ đang vào mùa đổi sắc vậy, trông rất bắt mắt. Khi lá cây đã chuyển màu sang đỏ, lá sẽ rụng để lại cây bàng với những cành nhánh trơ trụi. Đến mùa xuân, giống như bao loài cây khác, cây bàng sẽ bắt đầu đâm chồi nảy lộc với những mầm xanh pha tím biếc mơn mởn. Và lá cứ lớn dần, sang mùa hè sẽ xanh ngát cả cây, tạo ra hình ảnh một cây bàng xanh tươi như chúng ta vẫn thấy ở sân trường lúc nhỏ.

Cận cảnh lá bàng
Cận cảnh lá bàng

Khi lá cây vào độ trưởng thành với màu xanh đậm nhất, bàng sẽ bắt đầu cho hoa với từng chùm dài đến khoảng hơn 20cm. Hoa có màu trắng, xen lẫn những hạt phấn vàng, bông li ti như những chấm nhỏ, trên mỗi bông hoa có lông tơ mềm mịn.

Khi hoa bắt đầu tàn cũng là lúc bàng bắt đầu cho quả. Quả bàng có bình bầu dục, hơi nhọn hai đầu, bề mặt quả nhẵn bóng. Quả dài khoảng 3 – 5cm. Bên trong quả bàng có nhiều xơ, sau lớp xơ ấy là lớp cơm màu vàng hoặc đỏ nhạt và hạt, có ít dầu trong nhân hạt. Khi mới mọc, quả bàng có màu xanh non như lá non, rồi cũng chuyển thành xanh lục đậm và dần hóa vàng, đỏ khi chín, y hệt như quá trình chuyển màu của lá vậy. Mình vẫn còn nhớ lúc nhỏ cứ mỗi buổi trưa tầm tháng 7 tháng 8 lại lén bố mẹ ra gặp các bạn trong xóm, rồi cả đám lại rủ nhau đi hái quả bàng, sau đó gom lại dùng đá nhọn đập quả để lấy phần cơm bên trong ra ăn. Cơm bên trong quả bàng mang vị bùi bùi, ngậy ngậy. Cũng đáng để bạn thử đấy, nhưng có thử thì cũng 1 – 2 quả thôi nhé, ăn nhiều là bị say đấy ^^.

Quả bàng với hạt ăn được bên trong quả
Quả bàng với hạt ăn được bên trong quả

Một số loại cây bàng phổ biến

Chỉ với một tên gọi là bàng nhưng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bàng khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích trồng, cùng mình điểm qua một số loại phổ biến nhé

Bàng lá đỏ

Đây là loại cây được trồng rất phổ biến ở nước ta, thường được thấy ở cổng nhà, sân trường,… Đặc điểm về loại cây này thì mình cũng đã mô tả chi tiết ở phần trên rồi. Ở Hà Nội, có những cung đường cứ đến mùa thu là sắc đỏ của lá bàng bung rộ rợp trời, tạo nên một cảnh tượng vô cùng xinh đẹp.

Con phố tràn ngập bàng lá đỏ tại Hội An
Con phố tràn ngập bàng lá đỏ tại Hội An

Cây bàng Singapore

Hiện nay, bàng Singapore là một trong những loại cây cảnh phong thủy được ưa chuộng nhất. Cây có tên khoa học là Ficus Lyata, có hình dạng thân lá khá giống cây bàng bình thường, nhưng kích thước thân nhỏ hơn rất nhiều. Cây thường có chiều cao trung bình từ 50 đến khoảng 2m.

Bàng singapore trong trang trí
Bàng singapore trong trang trí

Link mua bàng Singapore trên Shopee: https://shorten.asia/DQd3nSzH

Cây bàng vuông

Bàng vuông hay còn gọi là bàng bí, chiếc bàng, có tên khoa học là Barringtonia asiatica. Đây là một trong những loại cây đặc trưng ở những vùng biển đảo nước ta, đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Tuy bề ngoài rất đẹp và có giá trị tạo bóng mát, nhưng thân cây bàng vuông có chứa chất độc và saponin nên cần cẩn trọng khi trồng cây. Ngoài biển đảo, họ thường nghiền hạt bàng vuông để đánh bắt cá, cũng chính vì vậy mà loài cây này còn có một tên gọi khác là thuốc độc biển.

Cây bàng vuông ở vùng đảo xa
Cây bàng vuông ở vùng đảo xa
Quả cây bàng vuông
Quả cây bàng vuông

Cây bàng Đài Loan

Hiện nay, bàng Đài Loan cũng được trồng làm cảnh khá phổ biến. Không giống như những loại bàng kể trên, bàng Đài Loan có nhiều cành với lá cây có kích thước rất nhỏ, mọc chếch nhau trông rất bắt mắt. Dù là nhỏ nhưng cây có rất nhiều lá nên nhìn tổng quan cây vẫn rất xum xuê.

Dọc cung đường Làng đại học ở TP. HCM, những cây bàng Đài Loan chạy dài với sắc xanh trông rất nên thơ như khung trời Hàn Quốc vậy, nếu có dịp đi qua đây thì chắc chắn bạn sẽ bị thu hút bởi loại cây này ^^

Hình ảnh cây bàng Đài Loan
Hình ảnh cây bàng Đài Loan

Link mua bàng đài loan cao 40cm trên Shopee: https://shorten.asia/1cT44Yyy

Cây bàng cẩm thạch

Bàng cẩm thạch có hình dạng cây, cành lá khá giống bàng Đài Loan, tuy nhiên loại bàng này không có sắc xanh giống thông thường, mà màu lá là sắc xanh non pha lẫn sắc vàng. Cây có chiều cao trung bình khoảng 7 – 15m, được trồng phổ biến ở các vỉa hè.

Hình ảnh cây bàng cẩm thạch
Hình ảnh cây bàng cẩm thạch

Lợi ích của cây bàng

Công dụng lớn nhất của cây bàng vẫn là trồng để tạo bóng mát, cây với kích thước cao lớn, lá to, tạo được bóng mát và có tác dụng thanh lọc không khí nên rất được ưa chuộng để trồng cảnh. Cây thường được trồng tại công viên, sân trường, dọc đường hay trong sân vườn của các gia đình.

Ngoài tác dụng làm cảnh và tạo bóng mát, cây bàng còn được dùng làm dược liệu trong đông y. Các hoạt chất trong cây bàng có khả năng chống viêm rất nên được dùng để điều chế các thuốc, các chất chữa mụn nhọt, viêm họng, viêm nướu.

Đặc biệt là lá, lá bàng được dùng để điều chế các sản phẩm hỗ trợ lợi tiểu, tăng cường chức năng tim và chăm sóc da, trị chàm,…

Cây bàng có rất nhiều công dụng
Cây bàng có rất nhiều công dụng

Thời gian gần đây, trên các sàn thương mại điện tử, lá bàng khô được bày bán rất nhiều và tỷ lệ người mua cũng không ít, theo mình tìm hiểu thì mục đích sử dụng chính là để cho vào bể cá, giúp cá cảnh nuôi không bị bệnh. Vì lá bàng có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, trị được một số loại nấm trên cơ thể cá. Người nuôi cá có thể sử dụng nguyên lá bàng khô cho vào hồ cá hoặc ngâm cho ra nước cốt lá bàng rồi đổ nước đó vào hồ cá. Nhưng lưu ý là lá bàng phải phơi thật khô nhé.

Hình ảnh lá bàng khô
Hình ảnh lá bàng khô

Cách nhân giống cây bàng

Thời gian để trồng cây bàng tốt nhất là vào mùa xuân khi khí trời mát mẻ, có độ ẩm hoặc vào đầu mùa mưa, vì khi đó môi trường đất ẩm, cây bàng sẽ dễ nảy mầm và sinh trưởng nhanh.

Vì bàng là cây cho nhiều trái nên đây cũng là nguồn chính để nhân giống cây bàng. Mỗi mùa quả tới, đợi khi quả đã chín và tự rụng xuống đất, lúc này bạn có thể thu gom quả bàng về để ươm. Cách trồng loại cây này rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn những quả thật chín, sau đó vùi vào đất ẩm và chú ý tưới nước chỗ trồng thì sau một thời gian cây sẽ nảy mầm.

Hỗn hợp đất thích hợp cho cây bàng phát triển là đất thịt, trộn thêm các loại phân hữu cơ, xơ dừa, mùn cưa, rễ bèo,…

Quả bàng chín già như thế này là có thể ươm được
Quả bàng chín già như thế này là có thể ươm được
Hoặc quả bàng khô
Hoặc quả bàng khô

Một số lưu ý khi trồng cây bàng

Để cây bàng có thể phát triển tốt thì trong quá trình cây sinh trưởng bạn cần chú ý một số điểm sau đây.

Bàng là loại cây thân gỗ lớn, lại là cây ưa nước nên bạn cần cung cấp nhiều nước cho cây, mỗi ngày tưới đẫm nước vào gốc cây khoảng 1 – 2 lần.

Dù vậy nhưng ở quê mình, khi cây đã trưởng thành, mình thấy người trồng họ cũng rất ít khi tưới nước cho cây, chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cây vẫn sống, nhưng chắc chắn là không xanh tươi và phát triển mạnh như khi được cấp nước đầy đủ rồi.

Là loài cây ưa sáng nên bạn có thể trồng cây giữa vườn, ở sân hay công viên mà không cần che chắn hoặc làm lưới để tạo bóng râm. Cây sẽ phát triển mạnh mẽ hơn khi được trồng ở những nơi rộng rãi, ánh nắng đầy đủ.

Bạn cần lưu ý rằng vào mỗi mùa thay lá cây bàng thường dễ bị sâu bệnh hại, do đó nếu có điều kiện bạn cần mua thuốc trừ sâu về phun để cây có thể phát triển tốt nhất nhé.

Video tham khảo cách chăm sóc cây bàng Singapore

Một số hình ảnh về cây bàng

Related Posts

Tiến Hải quán – bún đậu mắm tôm ngon, giá sinh viên ở TPHCM

Tiến Hải Quán – bún đậu mắm tôm ngon, giá sinh viên ở TPHCM. Với vô vàn các chi nhánh rải rác khắp các quận huyện tha…

Cách Làm Ớt Bột Tại Nhà Đảm Bảo Chất Lượng, Màu Đẹp Mắt

Để đảm bảo sức khỏe gia đình trước thông tin những mẫu ớt khô được bán tràn lan ngoài chợ nhiễm vi nấm gây độc, thì nhiều…

Hoa Xương Rồng Nở Báo Hiệu Điều Gì Bạn Đã Biết Chưa?

Hoa xương rồng nở báo hiệu điều gì? Xương rồng tuy là loài rất dễ chăm sóc, tuy nhiên, không phải ai trồng xương rồng cũng nở…

Soái ca nhí Gia Khiêm lên tiếng về tin đồn tình cảm với cô bé triệu view Bảo An

Vì đồng hành với nhau trong nhiều sản phẩm âm nhạc trên truyền hình, YouTube nên Gia Khiêm, Bảo An thường xuyên nhận được câu hỏi hẹn…

“Công chúa băng giá”: Có một số người xứng đáng để bạn tan chảy

Các nhân vật trong Nữ hoàng băng giá Phá vỡ mô típ “yêu từ cái nhìn đầu tiên” của công chúa, hoàng tử Được dựa trên câu…

Top 10 Địa chỉ bún đậu mắm tôm quận 10 TPHCM thơm ngon nhất

Bún đậu mắm tôm – một món ăn đã quá đỗi quen thuộc với các tín đồ ăn uống. Chinh phục thực khách bằng hương vị đặc…