Cây Bồ Đề – Ý nghĩa phong thủy cùng cách trồng và chăm sóc mới nhất

Cây Bồ Đề – loại cây cổ thụ được đặt nhiều trong các đình, chùa, miếu và cả khuôn viên gia đình dưới hình thức một cây bồ đề bonsai. Hình ảnh cây bồ đề mang ý nghĩa tâm linh to lớn và rất thiêng liêng, vừa trồng để làm bóng mát cho sân vườn, vừa là loại cây cảnh trang trí nhỏ xinh khi qua bàn tay của các nghệ nhân. Nhưng liệu cây bồ đề mọc trước nhà tốt hay xấu? Nó còn mang ý nghĩa nào khác trong phong thủy hay không. Ngay bây giờ Tiny Garden sẽ giới thiệu và giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn.

1. Giới thiệu về cây Bồ Đề

Cây Bồ Đề hay cây Giác Ngộ có tên khoa học là Ficus religiosa thuộc vào họ thực vật Moraceae. Là loại cây thân gỗ lớn với chiều cao có thể lên tới 30m khi được chăm sóc ở điều kiện lý tưởng.Vỏ cây có màu nâu hoặc màu nâu xám, cành phân nhiều nhánh, cọng rủ xuống tạo thành tán lá rộng và rậm rạp

cay-bo-de

Cây bồ đề 1. Ảnh: @Tiny Garden

Lá bồ đề hình trái tim có chiều dài khoảng 2- 5 cm, cuống dài từ 6 – 10cm, màu xanh lục nổi bật màu gân màu trắng xanh có hình chân chim. Khi non là màu hơi đỏ, già chuyển sang màu xanh

Hoa bồ đề màu đỏ mọc thành cụm có hình cầu nở từ tháng 2 đến cuối tháng 4. Quả bồ đề hình cầu, có đường kính 1 – 1.5cm. Khi non có màu xanh và già sẽ chuyển sang màu tím

cay-bo-de-5

Cây bồ đề 2. Ảnh: @Tiny Garden

2. Ý nghĩa cây Bồ Đề trong phong thủy

Cây Bồ Đề ngoài việc là một loại cây cảnh trang trí, vừa là cây mang lại bóng mát, thanh lọc không khí cho con người. Thì trong phong thủy cây bồ đề là biểu tượng cho sự tỉnh thức, chân lý thông suốt và sự giác ngộ. Ngoài ra, cây còn biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành, xua đuổi tà ma, tẩy uế những gì không tốt của bản thân.

Về nghĩa bóng, trồng cây bồ đề giúp con người ta hướng thượng, tham gia tích công đức, phước lành cho đời này và đời sau.

cay-bo-de-1

Cây bồ đề 3. Ảnh: @Tiny Garden

3. Cây Bồ Đề mọc trước nhà tốt hay xấu?

Cây Bồ Đề là biểu tượng của sự may mắn và điều tốt lành gắn liền với những câu chuyện thiêng liêng của Đức Phật. Vì thế mà được rất nhiều hộ gia đình trồng trước nhà với mong muốn mang đến sự bình an và thuận lợi cho các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra Bồ Đề còn có tác dụng rất lớn trong việc làm thuốc chữa bệnh giúp ra mồ hôi, hạ sốt. Nhựa của cây còn được tận dụng để chế biến thành các loại cao su cứng, công nghiệp nước hoa. Thân cây cho loại gỗ rất tốt, ít cong vênh dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ rất đẹp. Vì vậy mà nhiều loại cây Bồ đề bonsai được uốn với nhiều hình dáng đặc biệt có giá trị lên đến hàng tỷ đồng mang lại giá trị kinh tế rất cao cho các nghệ nhân cây cảnh.

cay-bo-de-2

Cây bồ đề 4. Ảnh: @Tiny Garden

4. Kỹ thuật trồng cây Bồ Đề

Cây bồ đề là loại cây ưa sáng, có thể nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành rất đơn giản. Cây có sức sống mạnh mẽ và không đòi hỏi quá trình chăm sóc quá đặc biệt. Nhưng nếu muốn tạo ra một môi trường thuận lợi nhất để cây phát triển thì cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

4.1 Ánh sáng

Cây bồ đề ưa sáng, có tốc độ sinh trưởng rất mạnh mẽ khi hấp thu đầy đủ ánh sáng tự nhiên. Vì thế mà cây thích hợp trồng ở các vị trí thoáng đãng, nhiều ánh sáng, hạn chế trồng trong bóng râm. Nếu trồng cây trong nhà thì cần thường xuyên đưa cây ra ngoài nắng từ 1 – 2 giờ để cho cây phát triển.

4.2 Nhiệt độ và độ ẩm

Bồ đề có khả năng chịu rét rất khỏe nhưng lại không chịu được mức nhiệt độ quá cao. Thường thì nhiệt độ giúp cây phát triển tốt nhất dao động trong khoảng 15 – 35OC

Là loại cây ưa ẩm, khi cây còn non cần cung cấp đầy đủ nước tưới cho cây. Tuyệt đối không để được cây héo, còn khi cây trưởng thành thì rễ cắm sâu xuống lòng đất thì không cần phải tưới quá nhiều nước vì dễ đã hấp thu nước trong lòng đất rồi.

cay-bo-de-3

Cây bồ đề 5. Ảnh: @Tiny Garden

4.3 Đất trồng

Nên chọn các loại đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Chọn loại đất ruộng là tốt nhất. Ngoài ra có thể trộn thêm trấu, mùn hoặc các loại phân hoai mục cung cấp cho cây. Nên thay đất 1 năm 1 lần khi trồng trong chậu để đảm bảo dinh dưỡng và không có vi khuẩn gây hại.

cay-bo-de-4

Cây bồ đề 6. Ảnh: @Tiny Garden

Cây bồ đề không những có tác dụng thanh lọc không khí mang lại không gian mát mẻ, trong lành. Không những thế các bộ phận của cây đều mang tác dụng rất lớn trong y học mà không hề làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, cây bồ đề còn là loại cây đại diện cho tâm linh, ẩn chứa nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Vì vậy, nếu không thích những loại cây cổ thụ lớn thì hãy đến với Tiny Garden để chọn lựa những chậu bồ đề bonsai nhỏ xinh mang nhiều dáng vẻ khác nhau. Để về đặt trong khuôn viên nhà vừa làm trang trí vừa giúp vượng khí và may mắn nhé.

Related Posts

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung – Câu thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương

Bạn đang xem: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung – Câu thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương Chém cha cái kiếp lấy chồng chung là…

Xám khói nam: 10 kiểu tóc sành điệu, xu hướng nhất hiện nay

I. Xám khói nam là màu gì? Màu xám khói được tạo thành nhờ sự hòa trộn hoàn hảo giữa xám và màu khói, tạo nên một…

Ý nghĩa tà áo dài truyền thống Việt Nam – giá trị qua các thời kỳ lịch sử

Là người con của dân tộc Việt Nam, không một ai là không biết đến tà áo dài truyền thống thướt tha. Áo dài là quốc phục…

Tang lễ nsưt minh phụng: phần 1

(NLĐO) – Trưa 24-12, đông đảo nghệ sĩ đến thắp hương tưởng nhớ “hoàng tử sân khấu” NSƯT Minh Phụng nhân ngày giỗ lần thứ sáu của…

Giá bán cây chòi mòi bonsai, chòi mòi rừng, làm cảnh 2023? Mua ở đâu?

Nếu bạn đang tìm kiếm những cây chòi mòi bonsai về để chưng trong nhà hay sân vườn thì rất vui đã gặp bài chia sẻ này…

Chọn giờ đẹp sinh mổ: Bác sĩ sản khoa chia sẻ nhiều câu chuyện đau lòng

Trẻ sơ sinh chết lưu vì mẹ cố chờ giờ sinh đẹp Mới đây, câu chuyện về một bà mẹ đi siêu âm thai bác sĩ báo…