Đến Nơi Bị Sét Đánh Để Đào Lưỡi Tầm Sét Chữa Bệnh Gì, Bí Ẩn Dòng Họ Nhiều Đời Khấm Khá Nhờ Búa Trời – antoanvesinh.com – Antoanvesinh.com

Video Lưỡi tầm sét chữa bệnh gì

Với tay nghề rèn sắc sảo, được nhiều người tin tưởng, nhưng đằng sau dòng họ mưu sinh bên lò than đỏ lửa này là câu chuyện nhuốm màu kỳ bí về sự hỗ trợ của vật may mắn có tên “búa trời”.

Đang xem: Lưỡi tầm sét chữa bệnh gì

Có thể bạn quan tâm: Lưỡi tầm sét chữa bệnh gì

Đối với những người nông dân, ông thợ rèn luôn là người thân thiết gắn bó với họ. Vì cứ mỗi độ mùa màng về là người nông dân thường lại đem dao, rạ, cuốc, liềm… đến lò rèn để làm mới lại cho sắc cho bén. Ở huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam), người dân địa phương thường kéo nhau tấp nập tới lò rèn của gia đình họ Hồ để rèn nông cụ.

Xem thêm: Nguyên Nhân Thâm Quầng Mắt Và Là Biểu Hiện Dấu Hiệu Của Bệnh Gì

Duyên với “búa trời”Chúng tôi ghé nhà cụ Hương Thuyền (đã mất) tại thôn Liễu Thạnh, xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam lúc xế chiều. Tiếp chuyện với người con thứ ba của cụ là ông Hai (con trai đầu) bên chén trà thơm nóng, chúng tôi đã được nghe một câu chuyện ly kỳ về việc nhà ông có được chiếc “búa trời”.Ông kể, theo như truyền thuyết mà người dân và những người trong gia đình ông vẫn lưu truyền, thì: “Hồi trước gia đình tôi sinh sống tại huyện Quế Sơn, vì cuộc sống khó khăn vất vả với nghề thợ rèn quanh năm không đủ ăn. Ba tôi là ông Hương Thuyền đã cùng cả nhà di cư xuống vùng này làm ăn cùng với mẹ và năm anh em tụi tôi. Có một lần trong cơn mưa dông lớn, sấm sét đùng đùng. Ba tôi đi ra ngoài nhà. Mưa to, nước lớn, ba tôi vô tình nhìn thấy một cục màu đen xám giống với chiếc búa mà chúng tôi vẫn dùng để hành nghề rèn. Không biết nó từ đâu đến và phải trả lại cho ai, cho rằng đó là chiếc của thần sét, ba tôi đem về cất giữ rất cẩn thận. Từ khi có chiếc búa đó ở trong nhà công việc nghề rèn của gia đình tôi làm ăn rất phát đạt, có của ăn của để và nuôi các em tôi khôn lớn. Nhận thấy sự khác biệt này nên ba tôi càng ngày càng quý nó nhiều hơn và xem đó là chiếc “búa trời” mà ông trời đã thương tình ban phát để cứu đỡ cho gia đình mình”.

Xương cá ông, nanh thú rừng là những thứ góp mặt trong bài thuốc gia truyền của gia đình nhà thợ rèn

Xem thêm: Thuốc Chữa Bách Bệnh Là Gì ? Nghĩa Của Từ Bách Bệnh Trong Tiếng Việt

Xem thêm: Căn bệnh đau cổ vai gáy và những thông tin có thể bạn chưa biết | Medlatec

Hành nghề với chiếc “búa trời”Từ khi trong gia đình cụ Hương Thuyền có chiếc “búa trời” nhà cụ bắt đầu có nhiều sự thay đổi tích cực. Từ chỗ làm lụng không đủ ăn, đủ mặc nay đã nuôi được các con khôn lớn, gia đình khấm khá. Lò rèn trước cổng nhà cụ Hương Thuyền ngày nào cũng tấp nập khách qua lại, ra vào, ngày nắng cũng như ngày mưa. Thậm chí nhiều người còn tranh thủ mang nông cụ tới làm lúc chưa tới vụ mùa, vì sợ tới mùa đông khách làm không kịp. Chiếc búa đã làm gắn kết mối duyên nợ giữa nhà cụ Hương Thuyền với nghề rèn ngày càng khăng khít. Bên cạnh đó, đặc biệt chiếc búa thần còn được xem là món đồ “dắt lưng” của thần Sét khi nó dẫn gia đình cụ đến với cái duyên nghề thuốc.Năm sáu mươi tuổi, cụ Hương Thuyền sức khỏe yếu dần, cánh tay không thể cầm chiếc búa tạ nặng đập bẹp tảng sắt, con dao, lõi cuốc. Cụ nghỉ nghề rèn chuyển sang nghề làm thuốc. Truyền lại nghề rèn cho các con của cụ, trong đó anh con trai trưởng chịu trách nhiệm chung chỉ đạo các em sau cùng làm.Đến nay, các con của cụ ai cũng có một lò rèn riêng của gia đình mình, khi nào cần thì phụ giúp nhau qua lại. Riêng người con thứ ba tên Có, tham gia chiến tranh nên đã bị mất một tay. Ông đã cố nhiều trong việc học theo nghề rèn của gia đình nhưng vì chỉ có một tay, không phù hợp với công việc nên đã theo nghề bốc thuốc chữa bệnh của ba mình. Tuy ông Có không được theo nghề rèn, nhưng cũng có nghề bốc thuốc được truyền lại từ đời cụ Hương Thuyền. Bài thuốc của ông nổi tiếng xa gần khắp nơi trong và ngoài huyện bởi một thành phần đặc biệt ít nơi nào có đó là “chiếc búa thần”.Theo một số người dân vùng này kể lại thì bài thuốc ông làm rất đơn giản với chiếc búa màu đen, được ông mang ra mài trên một đĩa nước nhỏ. Rồi lấy thứ nước ấy tẩm vào giấy, vào khăn. Là một phương thuốc chữa bệnh hay quấy, khóc, khó ngủ thường gặp ở trẻ nhỏ. Đã có rất nhiều gia đình tới đây xin thuốc, nhất là các gia đình có con nhỏ hay quấy khóc. Họ tìm tới đa phần là truyền tai nhau. Có nhiều lúc đêm hôm khuya khoắt vẫn còn có người hỏi thăm tới nhà ông Có để xin thuốc.

Sự thật sau chiếc “búa trời”Ông Có dẫn chúng tôi vào một con đường bê-tông nhỏ nằm khép dưới những hàng cây dẫn vào nhà thờ họ Hồ, người chúng tôi bắt gặp đầu tiên đó là ông Thôi, người con thứ 5 trong gia đình (là con út). Trò chuyện với chúng tôi rất cởi mở về chiếc búa thần của gia đình mình. Từ nhỏ ông đã nghe người ta nói về việc gia đình ông được trời ban phát cho một cái búa. “Búa có hình chữ T, hơi dày, đen xì và nặng”. Đây là một món đồ mang lại sự may mắn, rất hiệu quả trong việc chữa bệnh cho trẻ nhỏ.Khi hỏi về việc gia đình cụ Hương Thuyền nhờ chiếc “búa thần” mà làm ăn khá giả, ông Thôi cười xòa bên chén trà, hớp một miếng và nói: “Dòng họ Hồ chúng tôi có nguồn gốc từ chợ Đàn, huyện Quế Sơn. Cái nghề rèn đã gắn bó với dòng họ nhà tôi từ đời ông cố, ông tổ. Đến thời ba tôi, do đất đai chủ yếu là đồi núi, đồng ruộng ít, nên không phù hợp lắm cho nghề thợ rèn. Ông mới chuyển nhà xuống vùng đất Thăng Bình này. Vùng này bằng phẳng, có đồng ruộng nhiều, phù hợp với nghề thợ rèn. Với tay nghề khéo léo, cộng thêm sự cần cù, cẩn thận. Ba tôi rèn dao thì dao sắc ngọt, rèn liềm thì chấu cắt tới mịn, rèn cuốc thì cuốc bén không chê vào đâu được… lâu ngày người ta tìm tới rất đông. Thời điểm đó cũng chính là lúc ông cụ nhà tôi (tức cụ Hương Thuyền) nhặt được cái búa hôm trời mưa. Rồi thêm người dân mình thêu dệt nên những câu chuyện xoay quanh cái búa về sự may mắn, ban ơn. Nhờ đó mà ông cụ mới nuôi được chúng tôi khôn lớn, dựng vợ gả chồng, đứa nào ông cũng truyền cho cái nghề rèn mà nuôi sống bản thân và gia đình. Người đời không biết thì nói vậy, còn trong gia đình chúng tôi, ai cũng rõ chuyện này. Hoàn toàn là do nghề của cha, của ông truyền lại. Việc có được chiếc búa là do vận may, nhưng điều đó không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nghề nghiệp của gia đình tôi”- ông Thôi cho biết.

Xem thêm: 5 Món Ngon Từ Mắm Cá Ăn Với Gì Ngon, Những Món Ăn Ngon Với Mắm Cá Cơm

Trở lại với phương thuốc “bí truyền” của gia đình được nhiều người đồn thổi, ông Có cho biết: “Không theo được nghề rèn của gia đình âu cũng là cái số, đúng ra tôi là con thứ thì không được truyền cái nghề này mà người được truyền phải là con trai trưởng…”. Ông được nhiều người biết đến với nghề thuốc, và theo nhận định của những người dân sống nơi đây thì ông là người có bàn tay “phục dược”. Có được cái tinh tường, biết được cái khó, cái vận của gia chủ mà truyền thuốc cho phù hợp.Ông Có nói: “Tôi là người được ba truyền cho nghề bốc thuốc, gắn trọn cuộc đời mình với chiếc “búa trời”. Cái may mắn đến với gia đình tôi là vào một ngày mẹ tôi đi mua than về cho cha tôi thổi bể lò rèn. Khi xúc than cho vào bể, giữa đống than đen thui, ông cụ tình cờ thấy một vật lạ. Nó nhạt màu hơn than, nặng trịch. Đã từng có thời gian dài sinh sống trên núi, nghe được nhiều câu chuyện về chiếc búa thần trời cho, trong đó có câu chuyện búa có thể trị bệnh cho trẻ con, ba tôi biết rằng sự may mắn đã đến với gia đình mình. Ông cụ vội cất lại, chỉ với suy nghĩ đơn giản là có vật quý trong nhà, sau này trong nhà có cháu nhỏ thì tiện sử dụng khi cần”.Cùng với nhiều vị thuốc khác, cụ Hương Thuyền đã làm nên một loại thuốc gia truyền chuyên chữa bệnh cho trẻ con hay quấy, khóc, khó ngủ. Bài thuốc được nhiều người trưng dùng, lâu dài thành bài thuốc gia truyền và người dân rất tin tưởng ông với cách chữa bệnh này. Rồi tới năm 1990, cụ Hương Thuyền qua đời, truyền cái nghề này lại cho ông Có. Ông bắt đầu nghề bốc thuốc từ hồi đó.Trẻ nhỏ thường hay có chứng giật mình, lo sợ, khóc ré trong khi ngủ. Bởi vậy, cái linh, cái thiêng, cái oai mạnh của các ông trên rừng dưới biển sẽ át được cái vía đó, giúp trẻ ăn ngon ngủ tốt. Nanh cọp, nanh heo rừng, xương cá ông, “búa trời”, cùng với vài thứ khác sẽ được mài với nước, lấy nước ấy cất về làm vía dắt đầu nôi cho trẻ. “Công năng” của “bài thuốc” mang tính tâm linh này tới đâu không rõ, chỉ biết số người nghe tiếng tìm đến nhà ông rất nhiều.

Xem thêm: Cây chùm ngây là thảo dược gì? Công dụng & Liều dùng • Hello Bacsi

Nguồn: https://nhaxinhplaza.vn Danh mục: Tư vấn

Related Posts

Mẹ bầu mang thai 39 tuần cần biết những điều gì?

Trong giai đoạn từ tuần 39 – 40 của thai kỳ, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần để chào đón em bé chào đời. Trong…

Top 10 cặp học sinh lớp 1 chất lượng tốt, mẫu mã đẹp 2023

Balo cho bé lớp 1 là một vật dụng vô cùng cần thiết cho trẻ đến trường, sản phẩm này được thiết kế cấu tạo phù hợp…

Tóc mullet layer nữ ngắn là gì? Top 10 kiểu tóc mullet layer nữ ngắn hot nhất hiện nay

Tóc mullet layer nữ ngắn là kiểu tóc mang phong cách trẻ trung, cá tính được nhiều người yêu thích. Vậy, tóc mullet layer là gì? Kiểu…

Tháng 6 âm lịch là tháng đẹp, chọn được ngày tốt, giờ đẹp thì mọi việc đều thành công, may mắn

Tháng 6 âm lịch (Nhâm Dần năm 2022) được coi là tháng đẹp. Nếu bạn phải làm những việc lớn, đại sự hãy chọn những ngày tốt,…

Nhà xeXe Hương Khuê

Xe Hương Khuê cung cấp xe giường nằm 40 chỗ và ghế ngồi 29 chỗ trên tuyến đường Dak Lak đi Nha Trang. Với dòng xe thế…

Top siêu thị Long An uy tín, chất lượng

Ngày nay, an toàn vệ sinh thực phẩm hiện đang là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Bạn lo lắng không biết cách lựa chọn…