Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19

Ba tháng trước tôi mắc Covid-19, chu kỳ kinh nguyệt đang đều đặn bị thay đổi, hơn 40 ngày mới có một lần, đau bụng và mệt mỏi hơn. Tôi có cần đi điều trị không? (Thường Hoa, 29 tuổi, Bình Dương).

Ngày càng có nhiều phụ nữ báo cáo rằng Covid-19 đã ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của họ. Chu kỳ không đều và các vấn đề về kinh nguyệt có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hậu Covid và gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ thống sinh sản của nữ giới.

Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid có các biểu hiện, như chu kỳ kinh nguyệt không đều: kéo dài, rong kinh – cường kinh hoặc vô kinh – thiểu kinh…; bất thường về tính chất máu kinh: có cục máu đông bất thường trong dịch tiết kinh nguyệt.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) tồi tệ hơn: dễ bị kích thích, lo lắng, kích động, tức giận, mất ngủ, khó tập trung, lơ mơ, trầm cảm, đau đầu, chóng mặt, bức bối của các chi, ngất, đánh trống ngực, táo bón, buồn nôn, nôn… và mệt mỏi nghiêm trọng hơn.

Các nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19 có thể là mất cân bằng nồng độ của các nội tiết tố sinh dục như estrogen và progesterone. Ngoài ra, nCoV gây rối loạn đông máu, làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Những áp lực bên ngoài tác động trong và sau Covid-19 dẫn đến tâm lý lo lắng, căng thẳng; hoặc sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý nền trước đó (tăng huyết áp, đái tháo đường…) cũng góp phần ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Theo các nghiên cứu, kinh nguyệt có thể trở lại bình thường sau 1-2 chu kỳ. Tu y nhiên, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt thay đổi kéo dài cần phải thăm khám để loại trừ các bệnh lý sản phụ khoa hay nguyên nhân khác, trước khi nghĩ đến do ảnh hưởng của nCoV.

Các bệnh lý thường gặp gây rối loạn kinh nguyệt bao gồm bệnh lý tử cung (u xơ hay polyp), rối loạn cân bằng nội tiết tố nữ, lạc nội mạc tử cung, bệnh lý gây viêm nhiễm vùng chậu, hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư tử cung hay cổ tử cung, một số bệnh lý khác như bệnh tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến yên…

Để cải thiện rối loạn kinh nguyệt sau khỏi Covid, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết; kết hợp rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đặc biệt là các bài tập thư giãn (thiền, yoga…); giữ tâm lý thoải mái, suy nghĩ tích cực; hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, và các chất kích thích khác.

Trong y học cổ truyền, ngoài các bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh còn có thể phối hợp với các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, nhĩ châm, cấy chỉ, xoa bóp, dưỡng sinh… giúp điều hòa kinh nguyệt an toàn, hiệu quả lâu dài.

Bác sĩ Nguyễn Thị Diễm Hương Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM – Cơ sở 3

Theo vnexpress

Related Posts

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Mụn sữa là gì? Có nguy hiểm không? Mụn sữa còn có tên gọi khác là mụn trứng cá sơ sinh hay nang kê với dấu hiệu…

Thai 25 tuần phát triển như thế nào và mẹ bầu thay đổi ra sao?

Bước sang giai đoạn tuần thứ 25 của thai kỳ, các mẹ bầu sẽ cảm nhận thấy có những sự thay đổi nhất định về thai nhi…

[HOT] 45 kiểu tóc nam Hàn Quốc đẹp chuẩn soái ca xu hướng 2022

Các kiểu tóc đẹp phong cách Hàn Quốc luôn có sức hấp dẫn riêng đối với các bạn trẻ. Tóc nam đẹp cũng như tóc nữ đẹp…

Top 5 phân bón hữu cơ cho cây mai vàng | Nông Nghiệp Phố

Để cây mai được sinh trưởng và phát triển tốt nhất, đặc biệt là cây cho nhiều hoa khi Tết đến thì cây mai cần được bổ…

Cách nấu bún mọc Hà Nội ngon ngọt ăn là nghiền

Cách nấu bún mọc là công thức nấu bún khá đặc trưng của người Hà Thành. Ngoài phần mọc, bún mọc còn có thể có thêm sườn…

Uống trà Atiso hàng ngày có tốt không và nên uống bao nhiêu là đủ?

Atiso là loại trà thanh nhiệt giải độc từ thiên nhiên tốt cho gan nên được sử dụng rộng rãi, trở thành thức uống hàng ngày của…