Đau nhức xương khớp toàn thân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Đau nhức xương khớp toàn thân có thể chỉ xảy ra một vài ngày rồi tự khỏi hoặc kéo dài nhiều tuần với mức độ tăng dần, kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác. Dù tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hay dai dẳng không hồi kết, cơn đau ở các khớp xương đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Vậy nên, chủ động bảo vệ và tái tạo sụn – xương dưới sụn, phòng ngừa đau nhức từ sớm chính là bạn đang “đóng bảo hiểm” sức khỏe cho chính bản thân mình.

Đau nhức xương khớp toàn thân

Xương khớp ở bất kì vị trí nào trên cơ thể đều có thể bị đau và tổn thương

Đau nhức xương khớp là gì?

Đau nhức xương khớp là khi bạn cảm thấy xương khớp ở một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể bị đau nhức và khó chịu khác thường. Nhiều trường hợp cơn đau khớp xương sẽ đi kèm với các triệu chứng như sưng tấy, đỏ nóng và căng cứng khớp khiến cho việc cử động trở nên vô cùng khó khăn.

Bạn có thể bị đau xương khớp bởi nhiều nguyên nhân, trong đó đáng lo ngại nhất là nhóm bệnh lý khớp mạn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout… Những bệnh lý này nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đó là biến dạng khớp, bại liệt, mất hoàn toàn khả năng vận động. Vì vậy, khi bị đau nhức xương khớp toàn thân trong thời gian ngắn hay dài, ở mức độ nặng hay nhẹ, bạn đều nên đến bệnh viện thăm khám kỹ lưỡng, đề phòng rủi ro.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp toàn thân

Bạn cảm thấy khó hiểu vì một sáng đẹp trời thức dậy, sống lưng đột nhiên đau nhói hoặc phải sống trong trạng thái lo lắng triền miên bởi đầu gối nhức mỏi dữ dội nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm. Các cơn đau xương khớp, dù có thể xảy ra ở những thời điểm khác nhau, nhưng chúng đều có “lý do” để xuất hiện, chẳng hạn:

Nguyên nhân bệnh lý

Đau nhức không phải là bệnh lý, nó là triệu chứng của nhiều căn bệnh xương khớp nghiêm trọng. Do đó, khi xương khớp của bạn bị đau nhức, hãy cẩn thận với những vấn đề dưới đây:

  • Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh xương khớp phổ biến nhất với hàng triệu người mắc trên toàn thế giới. Bệnh xảy ra khi sụn và xương dưới sụn bị hao mòn, không duy trì được cấu trúc cũng như chức năng vận động của khớp.

  • Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp hình thành là do hệ miễn dịch bị rối loạn, nhận diện màng hoạt dịch là yếu tố ngoại lai gây hại cơ thể, cần phải loại bỏ. Khác với thoái hóa, quá trình hủy hoại khớp của viêm khớp dạng thấp đi từ màng hoạt dịch rồi mới đến mô sụn và xương dưới sụn.

Không chỉ làm hư hại khớp, bệnh lý này còn có thể khiến nhiều bộ phận khác bị tổn thương như da, mắt, phổi, tim và mạch máu.

Nguyên nhân gây đau khớp toàn thân

Viêm khớp dạng thấp có xu hướng phát triển đầu tiên ở các khớp ngón tay

  • Bệnh Lupus ban đỏ

Cũng là một căn bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công chính các mô và cơ quan của cơ thể – Lupus ban đỏ tác động đến nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm khớp xương, da, thận, tim và phổi. Một số người sinh ra đã có xu hướng phát triển bệnh lupus, nhưng một số người mắc bệnh là do nhiễm trùng, phản ứng phụ của thuốc hoặc có thể là bị kích ứng với ánh sáng mặt trời.

  • Viêm cột sống dính khớp

Là một dạng viêm khớp do bệnh tự miễn hiếm gặp, viêm cột sống dính khớp là hiện tượng hợp nhất 2 hoặc nhiều đốt sống trên cột sống khiến người bệnh luôn trong tư thế gập người về phía trước. Bệnh phát triển từ lứa tuổi thanh thiếu niên và phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

  • Viêm khớp vảy nến

Bệnh thường xảy ra đối với người đang mắc bệnh vảy nến – tức viêm khớp phát triển sau khi bệnh vảy nến đã hình thành. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ gặp vấn đề về khớp trước khi các mảng vảy nến xuất hiện. Không được chữa trị sớm, bệnh không chỉ gây đau xương khớp mà còn có thể phá hủy các khớp xương nhỏ như ngón tay và ngón chân dẫn đến biến dạng chi.

  • Đau xương khớp do bệnh gout

Bất kì ai cũng có nguy cơ bị bệnh gout (gút) – một dạng viêm khớp do chuyển hóa tương đối phức tạp. Cơn đau bệnh gout có thể ập đến đột ngột và dữ dội khiến bạn phải thức giấc lúc nửa đêm.

Dâu khớp toàn thân do dâu

Gout là bệnh viêm khớp do rối loạn chuyển hóa chất với biểu hiện đau nhức khớp ngón chân

  • Viêm bao hoạt dịch

Túi chứa dịch nhầy bao quanh khớp bị viêm gọi là viêm bao hoạt dịch. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở những khớp thường xuyên thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại như vai, khuỷu tay, đầu gối, gót chân…

  • Lao xương khớp

Khi vi trùng lao xâm nhập vào cơ thể, sau đó tấn công các khớp xương dẫn đến lao xương khớp. Bệnh xảy ra chủ yếu ở khớp xương lớn như cột sống, khớp háng và đầu gối. Nếu không được chữa trị kịp thời, lao xương khớp có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt.

  • Loãng xương

Loãng xương là sự suy giảm mật độ khoáng xương khiến xương mỏng, yếu và dễ gãy hơn. Bệnh tiến triển âm thầm trong nhiều năm và rất khó phát hiện nếu không tiến hành tầm soát loãng xương sớm.

  • Viêm gân

Khái niệm này dùng để chỉ tình trạng viêm hoặc kích ứng của gân – những sợi dây dày gắn cơ với xương. Gân ở mọi vị trí đều có nguy cơ bị viêm, nhưng nguy cơ lớn nhất là ở vùng quanh vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.

Triệu chứng đau khớp toàn thân

Viêm gân gây đau khớp và sưng đỏ vùng quanh vị trí bị viêm

  • Đau xương khớp do suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp hay suy giáp là tình trạng suy giảm hoạt động của tuyến giáp, nên không sản xuất đủ các hormone quan trọng cho cơ thể. Theo thời gian, suy giáp có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe, bao gồm đau khớp xương, béo phì, bệnh tim mạch…

Ngoài ra, nhức mỏi xương khớp toàn thân còn có thể là bởi các bệnh lý khác như: Paget xương, viêm khớp nhiễm trùng, Lyme, ung thư xương…

2.2 Nguyên nhân không phải bệnh lý

Bạn cũng có thể nhận thấy đau nhức xương khớp toàn thân trong một số trường hợp không liên quan đến bệnh lý, chẳng hạn:

  • Chấn thương

Các chấn thương điển hình trong sinh hoạt, vui chơi và tập luyện tập thể thao như bong gân, trật khớp cũng khiến xương khớp của bạn đau nhức, kèm theo sưng tấy và hạn chế cử động. Mức độ đau nhức tùy thuộc vào chấn thương nặng hay nhẹ và sẽ thuyên giảm theo quá trình hồi phục của chấn thương.

  • Vận động quá mức

“Sức chịu đựng” của xương khớp là có giới hạn. Vậy nên, việc chúng ta “bắt ép” xương khớp thực hiện các hoạt động như: khuân vác, chạy nhảy, tập thể dục, chơi thể thao, ngồi hay đứng lâu trong thời gian dài có thể gây đau mỏi và tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa sớm.

  • Thói quen sinh hoạt, làm việc sai tư thế

Nếu đồ đạc sắp xếp xiên xẹo, không hàng lối dễ đổ vỡ thì xương khớp của chúng ta cũng vậy! Khi bạn cử động không đúng tư thế, chẳng hạn: ngồi cong lưng, gập gối, nghiêng đầu sang một bên, ngồi bắt chân, nằm đè lên tay… sẽ khiến xương khớp nhức mỏi và dễ tổn thương.

  • Thừa cân, béo phì

Xương khớp phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, thế nên cân nặng càng lớn, áp lực chúng phải chịu đựng càng cao. Do đó, khi bị thừa cân hoặc béo phì, bạn sẽ cảm thấy chuyển động của cơ thể chậm chạp hơn hẳn và xương khớp toàn thân luôn trong trạng thái đau mỏi.

  • Thời tiết thay đổi

Sự thay đổi của áp suất khí quyển làm cho cơ và gân co lại hoặc giãn ra, dẫn đến cảm giác đau xương khớp. Đặc biệt, khi trời chuyển lạnh, dịch nhầy trong bao hoạt dịch đặc hơn, dày hơn khiến khớp căng cứng, chuyển động khó khăn và gia tăng cơn đau ở khớp.

  • Tuổi tác

Quá trình lão hóa tự nhiên sẽ làm cho xương khớp giảm dần độ dẻo dai, đàn hồi và linh hoạt theo thời gian. Chính vì thế, càng lớn tuổi, bạn sẽ càng cảm thấy cơn đau nhức xương khớp xuất hiện thường xuyên hơn khi còn trẻ. Tuy nhiên, hiện nay đau nhức xương khớp ở người trẻ cũng đang gia tăng rất nhanh.

  • Sử dụng chất kích thích

Những người hay sử dụng rượu bia, thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp với biểu hiện đầu tiên đó là nhức mỏi các khớp xương. Thêm nữa, các chất kích thích làm gián đoạn trao đổi chất bên trong cơ thể khiến quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh và sớm hơn.

Đối tượng dễ mắc đua khớp

Sử dụng chất kích thích như rượu bia quá nhiều có thể dẫn đến đau nhức xương khớp

Đôi khi, áp lực công việc, căng thẳng tâm lý và tác dụng phụ của thuốc… cũng có thể khiến xương khớp bị đau. Chính vì có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau nhức xương, nên bạn cần phải thăm khám kỹ càng để tìm ra được giải pháp khắc phục phù hợp nhất.

Những vị trí đau nhức xương khớp thường gặp

Các khớp thường bị đau nhức là khớp gối, khớp háng, khớp vai, khớp cổ tay, khớp ngón tay, khớp ngón chân và cột sống. Đây là các khớp động và bán động có phạm vi chuyển động rộng và tần suất cử động liên tục.

Đau nhức xương khớp đầu gối

Đau đầu gối người trẻ chủ yếu do chấn thương vận động (đứt dây chằng, bong gân và rách sụn chêm). Tuy nhiên, đầu gối bị đau cũng có thể do bạn vận động quá mạnh hoặc đi, đứng, ngồi sai tư thế. Đau đầu gối ở người lớn tuổi thường do thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp…nhất là người tăng cân, đứng nhiều.

Đau nhức xương khớp háng

Không giống như các vị trí khác, khi khớp háng bị đau, bạn thường cảm nhận cơn đau rõ ràng hơn ở hông và đùi. Bên cạnh đó, đau khớp háng có thể là do ảnh hưởng từ các bệnh lý ở những vùng khác trên cơ thể.

Đau nhức xương khớp vai

Khớp vai cử động linh hoạt, cho phép cánh tay di chuyển theo chuyển động tròn, nâng lên và hạ xuống. Chức năng này cũng khiến khớp vai phải chịu áp lực lớn và dễ bị chấn thương dẫn đến đau mỏi.

Đau xương khớp cổ tay

Khớp cổ tay bị đau có thể do bong gân, gãy xương hoặc do căng thẳng lặp đi lặp lại, viêm khớp và hội chứng ống cổ tay. Ngay cả thói quen bẻ cổ tay hoặc xoay cổ tay đột ngột cũng là yếu tố khơi dậy cơn đau nhức ở vị trí khớp này.

Đau nhức cột sống

Cảm giác đau nhức có thể chạy dọc sống lưng hoặc chỉ âm ỉ ở vùng đốt sống cổ và thắt lưng. Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hay, giãn dây chằng, chấn thương, khuân vác đồ nặng… đều có thể là ngòi châm làm bùng phát cơn đau cột sống.

Đau xương khớp ngón tay, ngón chân

Đau nhức khớp ngón tay, ngón tay là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp, gút hoặc các chấn thương thường gặp, bao gồm: bong gân, căng cơ, trật khớp hoặc gãy xương. Ngón tay, ngón chân đau nhức khiến bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày như cầm, nắm, đi, đứng…

Có khi đau nhức chỉ diễn ra ở một vị trí khớp xương nhất định, nhưng cũng có khi bao trùm khớp xương toàn thân. Một số trường hợp, cơn đau nhức sẽ tự khỏi, nhưng phần lớn đều cần đến sự trợ giúp của y tế.

Đau xương khớp toàn thân – khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Chuyên gia khuyến cáo, nếu đau xương khớp kéo dài hơn 1 tuần, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân cụ thể, nhất là khi cơn đau đi kèm với các triệu chứng dưới đây thì nên khám ngay:

  • Khớp sưng tấy, nóng và đỏ.

  • Khớp đau dữ dội và khó cử động.

  • Phát ban, đau ngực, khó thở hoặc ho.

  • Đau bụng, sốt, đổ nhiều mồ hôi, sụt cân hoặc ớn lạnh.

  • Đỏ và đau mắt.

  • Gặp vấn đề về đường ruột.

Xương khớp bị đau

Xương khớp bị đau kèm biểu hiện sưng tấy, đỏ và nóng cảnh báo bệnh khớp mạn tính nguy hiểm

Thăm khám y tế chậm trễ một vài ngày có thể không gây ra biến đổi lớn ở khớp về mặt triệu chứng, nhưng thực tế, trong khoảng thời gian đó, bên trong khớp của bạn đang bị hủy hoại dần. Dù chưa biết nguyên nhân gây đau xương khớp là gì, bạn vẫn cần thăm khám y tế nếu tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày hoặc lặp lại nhiều lần.

Cách chẩn đoán đau xương khớp nhanh chóng, chính xác

Chẩn đoán tình trạng và xác định nguyên nhân gây đau khớp xương là bước quyết định phương pháp cũng như hiệu quả điều trị. Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bạn và thu thập thông tin bệnh sử giúp thu hẹp các yếu tố nguy cơ. Tiếp đó, bác sĩ có thể đồng thời thực hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng chuyên sâu:

  • Chụp X- quang, chụp cắt lớp (CT scan), cộng hưởng từ (MRI)

Hình ảnh thu được phản ánh đầy đủ và sắc nét từng chi tiết bên trong khớp từ mô sụn, xương dưới sụn đến dây chằng, gân… cho phép bác sĩ thấy được những tổn thương nội tại của khớp. Đây là cơ sở để bác sĩ xác định cụ thể đau nhức xương khớp là do bệnh lý hay hay chấn thương và nếu là bệnh lý thì chúng đang ở giai đoạn nào.

  • Xét nghiệm dịch khớp

Bác sĩ dùng kim hút chuyên dụng để lấy một mẫu nhỏ dịch nhầy từ khớp bị đau để làm xét nghiệm. Dựa vào sự biến đổi về màu sắc và độ kết dính của dịch nhầy (dịch nhầy bình thường có màu trắng hoặc vàng nhạt, dịch lỏng, độ nhớt vừa phải), bác sĩ có thể đưa ra kết luận đau xương khớp có liên quan đến các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm màng hoạt dịch… hay không?

  • Xét nghiệm máu

Nếu nghi ngờ xương khớp của bạn bị đau nhức do nguyên nhân khác, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiến hành thêm xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm máu cho biết tốc độ lắng hồng cầu cũng như chỉ số tăng – giảm của hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu giúp bác sĩ đo được mức độ viêm nhiễm trong cơ thể, đồng thời loại trừ nguyên nhân gây đau xương khớp khác, chẳng hạn như ung thư xương.

Chẩn đoán càng chi tiết, kết quả điều trị đau xương khớp càng cao. Với công nghệ tiên tiến, quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh xương khớp hiện nay diễn ra nhanh chóng và mang lại độ chính xác cao.

Máy móc hiện đại điêu trị bệnh khớp

Máy móc hiện đại phục vụ quy trình thăm khám và chẩn đoán bệnh lý xương khớp chính xác và nhanh chóng (Nguồn: Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh)

Cách chữa trị đau nhức xương khớp toàn thân như thế nào?

Các lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Ở đây, chúng tôi sẽ tập trung vào phác đồ chữa trị đau xương khớp do các bệnh lý xương khớp. Cụ thể là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.

Mục tiêu hướng đến của phác đồ này là kiểm soát viêm giúp giảm đau và bảo tồn chức năng khớp. Để đạt được mục tiêu này cần phải kết hợp nhịp nhàng các phương pháp điều trị tại nhà và điều trị y tế.

Điều trị tại nhà

Bạn có thể giảm nhẹ cơn đau khớp trong thời gian ngắn bằng một vài kỹ thuật đơn giản ngay tại nhà, cụ thể:

  • Tăng cường chăm sóc khớp bằng tinh chất chuyên biệt

Bạn nên bổ sung thêm các tinh chất thiên nhiên có tác dụng kiểm soát quá trình viêm tại các khớp, từ đó hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả như nhóm tinh chất trong JEX thế hệ mới là Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate, Collagen Type 2 và Collagen Peptide… Những tinh chất này đều đã được chứng minh là mang lại hiệu quả tái tạo sụn khớp và giảm đau thông qua nhiều nghiên cứu khoa học của các trường Đại học lớn tại Hàn Quốc, Canada, Ý, Tây Ban Nha, Pháp…

Cụ thể, kết quả nghiên cứu lâm sàng về công dụng giảm đau của Collagen Type 2 mà Khoa Y, trường Đại học Quốc gia Davis – Hoa Kỳ đã đăng tải trong thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ khẳng định, tinh chất này giúp cải thiện 40% những tình trạng đau khớp nói chung và 20% đối với cơn đau trong hoạt động hằng ngày. Đó là lý do bạn nên dùng JEX thế hệ mới ngay khi nhận thấy xương khớp toàn thân có biểu hiện đau nhức bất thường , để không làm gián đoạn sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày.

Ngay cả trường hợp đau nhức xương khớp do một bệnh lý cụ thể gây ra, chẳng hạn thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp… thì việc dùng dùng JEX thế hệ mới cũng có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát tiến triển của bệnh, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, hỗ trợ phòng ngừa biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến hệ vận động. Sản phẩm phù hợp với cả người trẻ (trên 18 tuổi) và người lớn tuổi, bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết công dụng và cách dùng TẠI ĐÂY.

Jex cải thiện bệnh đau khớp toàn thân

JEX thế hệ mới là sản phẩm chăm sóc xương khớp toàn diện, giúp giảm đau, phục hồi sụn khớp và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp hiệu quả

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Áp hơi lạnh lên khớp có thể làm dịu cơn đau và giảm viêm. Riêng tình trạng đau do co thắt cơ xung quanh khớp, bạn nên sử dụng hơi nóng để giải tỏa căng thẳng cho các bó cơ xung quanh khớp.

  • Nghỉ ngơi hợp lý

Chuyên gia không khuyến khích bạn nghỉ ngơi hoàn toàn. Dù đau nhức, bạn vẫn cần duy trì hoạt động thể chất bình thường với điều kiện vận động nhẹ nhàng, không quá sức và hạn chế tư thế đứng, ngồi quá lâu, mang vác đồ vật nặng…

  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Mỗi ngày, bạn nên tập thể dục khoảng 30 phút để giúp xương khớp dẻo dai và linh hoạt hơn, từ đó giảm đau nhức toàn thân. Tuy nhiên, khi bị đau xương khớp, bạn không nên tập luyện cường độ cao với những động tác phức tạp.

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học

Người bệnh cần hạn chế bia rượu, thuốc lá bởi những chất kích thích làm tăng hoạt động của các yếu tố gây viêm, khiến cơn đau dữ dội hơn. Và một chế độ dinh dưỡng cân đối với trong tâm là các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, C, E, omega -3… sẽ góp phần củng cố nền tảng xương khớp vững chắc giúp giảm nhẹ cảm giác đau nhức và tăng khả năng phòng chống bệnh tật.

Hiện nay nhiều người lựa chọn phương pháp cải thiện đau nhức xương khớp bằng thuốc nam tuy nhiên hãy cẩn trọng khi lựa chọn và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Điều trị y tế

Những chỉ định y tế nằm trong phác đồ chữa đau nhức xương khớp và phòng tránh biến chứng nguy hiểm bao gồm:

  • Uống hoặc thuốc giảm đau

Hầu hết các trường hợp đau khớp kèm theo sưng đều được bác sĩ kê đơn thuốc chống viêm không steroid. Đối với những người không thấy giảm đau khớp sau khi dùng thuốc uống, bác sĩ có thể tiêm thuốc trực tiếp vào khớp (khoảng 3 hoặc 4 tháng/lần).

Việc uống và tiêm thuốc giảm đau có thể giúp xoa dịu cảm giác đau nhức, nhưng hiệu quả chỉ là tạm thời. Quan trọng hơn, các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến tổn thương ở khớp nặng thêm khi bạn sử dụng sai liều lượng.

Xem thêm: Đau nhức xương khớp uống thuốc gì?

  • Vật lý trị liệu

Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn những bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ xung quanh khớp, ổn định cấu trúc khớp và cải thiện chức năng vận động của khớp. Tập vật lý trị liệu cần kiên trì trong thời gian dài mới đạt được kết quả tốt nhất, thế nên bạn đừng nản lòng nếu liệu pháp này khiến bạn mệt mỏi và đau đớn hơn bình thường.

Chẩn đoán đau khớp toàn thân

Chương trình tập luyện được bác sĩ thiết kế chi tiết, kết hợp máy móc hiện đại hỗ trợ phục hồi chức năng khớp và giảm đau nhức hiệu quả (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)

  • Hút dịch nhờn ở khớp

Đối với trường hợp bị viêm bao hoạt dịch, bác sĩ buộc phải loại bỏ phần dịch khớp bị viêm nhiễm ra ngoài bằng cách hút dịch khớp. Sau khi hút dịch, khớp của bạn sẽ êm hơn, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng được áp dụng khi tất cả những phương pháp trên không thể giảm đau và “cứu vãn” được khớp của bạn. Tùy vào mức độ hư hại của khớp, bác sĩ có thể phẫu thuật bán phần hoặc toàn thân để khôi phục chức năng vận động cho khớp.

Lưu ý: Đau xương khớp toàn thân do bệnh lý khác cần phác đồ chữa trị chuyên biệt, có thể bao gồm hoặc không bao gồm các phương pháp trên. Bạn tuyệt đối chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi đã được bác sĩ chỉ định để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Cách phòng ngừa đau xương khớp toàn thân hiệu quả?

Trị đau xương khớp hiệu quả cần có chỉ định đúng từ các chuyên gia có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Trong khi đó, việc phòng ngừa đau xương khớp từ sớm lại rất đơn giản và tiết kiệm chi phí, không làm gián đoạn cuộc sống. Muốn vậy, chúng ta phải chủ động chống lại cơn đau khớp xương bằng cách:

  • Nuôi dưỡng xương khớp từ sớm bằng các tinh chất chuyên biệt như Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate, Collagen Type 2 và Collagen Peptide hiện có trong JEX thế hệ mới.

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày, tránh các hoạt động mạnh gây áp lực lớn lên xương khớp.

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện nguy cơ bệnh lý xương khớp, kịp thời đưa ra cách xử lý, ngăn không cho bệnh chuyển biến nặng gây đau nhức khớp và giảm chức năng vận động.

Nhận thấy đau nhức xương khớp toàn thân kéo dài quá 1 tuần, dù là ở người trẻ hay người già thì cũng nên đến các chuyên khoa khớp của bệnh viện uy tín để thăm khám. Nếu mắc các bệnh lý khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch… bạn nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ để bảo tồn khớp hiệu quả.

Related Posts

Mẹ bầu mang thai 39 tuần cần biết những điều gì?

Trong giai đoạn từ tuần 39 – 40 của thai kỳ, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần để chào đón em bé chào đời. Trong…

Top 10 cặp học sinh lớp 1 chất lượng tốt, mẫu mã đẹp 2023

Balo cho bé lớp 1 là một vật dụng vô cùng cần thiết cho trẻ đến trường, sản phẩm này được thiết kế cấu tạo phù hợp…

Tóc mullet layer nữ ngắn là gì? Top 10 kiểu tóc mullet layer nữ ngắn hot nhất hiện nay

Tóc mullet layer nữ ngắn là kiểu tóc mang phong cách trẻ trung, cá tính được nhiều người yêu thích. Vậy, tóc mullet layer là gì? Kiểu…

Tháng 6 âm lịch là tháng đẹp, chọn được ngày tốt, giờ đẹp thì mọi việc đều thành công, may mắn

Tháng 6 âm lịch (Nhâm Dần năm 2022) được coi là tháng đẹp. Nếu bạn phải làm những việc lớn, đại sự hãy chọn những ngày tốt,…

Nhà xeXe Hương Khuê

Xe Hương Khuê cung cấp xe giường nằm 40 chỗ và ghế ngồi 29 chỗ trên tuyến đường Dak Lak đi Nha Trang. Với dòng xe thế…

Top siêu thị Long An uy tín, chất lượng

Ngày nay, an toàn vệ sinh thực phẩm hiện đang là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Bạn lo lắng không biết cách lựa chọn…