Hoa sen trong nghệ thuật trang trí Việt Nam

Nói đến sen là người ta lại nghĩ đến Phật giáo, thế nên sen cũng được mọi người trân trọng từ buổi đầu khi đạo Phật du nhập vào nước ta. Vượt lên các loài hoa khác, sen đặc biệt có ý nghĩa lớn lao đối với Phật giáo, vì hoa sen mang những đức tính cao quý, gần gũi với triết lý của nhà Phật như: tính không nhiễm, tính trừng thanh, hương vị thùy mị, tính tinh khiết, tính cố gắng và kiên nhẫn. Bên cạnh đó sen còn để lễ chùa, người ta quý hoa sen, yêu hoa sen là thế.

Trên các sản phẩm thờ tự, hình ảnh hoa sen xuất hiện vô cùng phong phú và đa dạng về kiểu dáng theo nhiều kiểu thức cách điệu như: tượng thờ, chân đèn, lư hương, đài thờ, khánh, đĩa, bát… Hoa sen được chạm trổ, cẩn, đúc trên những chất liệu tưởng chừng thô cứng như: gốm, gỗ, kim loại nhưng vẫn thể hiện được sự mềm mại, tinh tế về mỹ thuật, vừa toát lên ý nghĩa thanh cao vốn có.

Bước sang giai đoạn đầu của nền văn minh Đại Việt, thời kỳ mà Phật giáo được xem trọng dưới thời Lý (thế kỷ XI – XIII) và thời Trần (thế kỷ XIII – XIV). Hầu như hình ảnh hoa sen tràn ngập trong các công trình kiến trúc, điêu khắc, gốm gia dụng, gốm trang trí để phục vụ cho nhu cầu xây dựng chùa tháp, xây dựng kinh đô Hoa Lư rồi sau đó là kinh đô Thăng Long.

Hình tượng hoa sen thường xuất hiện dày đặc trong những giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo, đặc biệt cô đọng và sáng tạo hơn cả là hoa sen trong kiến trúc chùa tháp. Từ các phù điêu, đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật trên những công trình danh lam nổi tiếng như: chùa Diên Hựu (Một Cột), chùa Vạn Phúc (Phật Tích), chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương, chùa Kim Liên…

Riêng với nghệ thuật trang trí gốm sứ truyền thống hoa sen dường như “sống mãi” với thời gian dù cho thế cuộc có trải qua bao bể dâu. Qua mỗi giai đoạn lịch sử dân tộc, hình ảnh hoa sen đã lưu lại những dấu ấn riêng, hơi thở riêng của thời đại trên những hiện vật gốm. Chúng đánh dấu một sự kế thừa và sáng tạo không ngừng để luôn tỏa sáng trong lòng dân tộc.

Nổi bật dưới thời Lý là dòng gốm men ngọc (celadon ceramics) với những màu biến ảo xanh lá cây, xanh nâu… Trên đó sen luôn là hoa văn trang trí chủ đạo trên những chiếc bát, đĩa, ấm, bình, hũ, liễn, thạp, âu…

Hoa sen được thực hiện với kỹ thuật sử dụng khuôn in hay khắc ở trong và ngoài sản phẩm với bố cục thưa và đường nét mềm mại. Một kỹ thuật sử dụng đề tài hoa sen để trang trí khác cũng không kém phần công phu của gốm men ngọc thời Lý là kỹ thuật đắp nổi. Có những chiếc liễn có phần thân đắp nổi và phần nắp được tạo thành hình hoa sen và lá sen úp vào nhau. Hay những cái đĩa, cái bát mô phỏng hình dáng gương sen với chân thon nhỏ, miệng xòe rộng. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa hoa văn đắp nổi với hình dáng của sản phẩm tạo nên một vẻ đẹp rất điêu khắc.

Dưới đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân xưa, những hoa sen được cách điệu một cách phóng khoáng khiến cho sen trên mặt gốm chỉ còn là cái cốt lõi, cái tinh thần của sen chứ không còn là những hình ảnh sao chép tầm thường nữa.

=”width:>

Sang đến thời Trần bên cạnh gốm men ngọc, dòng gốm hoa nâu (brown patterned ceramics) cũng phát triển một cách mạnh mẽ và tạo được một dấu ấn riêng biệt. Các loại hình của gốm hoa nâu thời này thường có hình dáng dày, chắc khỏe không thanh mảnh như gốm thời Lý. So với thời Lý, hình ảnh hoa sen trang trí trên gốm hoa nâu thời Trần cũng dày đặc hơn và thường được tạo thành những dãy hoa văn vòng quanh thân, chia thành ô. Đôi khi còn bắt gặp cả một quá trình sinh trưởng sống động của sen từ những dáng hình của gốm khi còn e ấp là nụ, qua giai đoạn hàm tiếu, đến khi hoa mãn khai khoe vẻ đẹp rực rỡ.

Trên đồ gốm thời hậu Lê, có thể thấy đề tài về các loài hoa chiếm ưu thế và nhiều nhất vẫn là hoa sen, cúc, mai và mẫu đơn. Với dòng gốm mới – gốm men xanh trắng (blue-and-white ceramics), đặc biệt với những đồ gốm Chu Đậu thương mại, kỹ thuật và nghệ thuật thể hiện hoa sen trên gốm đã bước vào một trang mới trong tiến trình phát triển của gốm Việt Nam. Bằng cách sử dụng bút lông để vẽ, kỹ thuật trang trí hoa văn đã dần chuyển sang hình thức của hội họa.

Với nhiều cách thể hiện hoa sen, lúc thì đặc tả một hoa sen nở, khi thì là một khóm sen hay chỉ đơn giản là những hình sen cách điệu nhưng mỗi một đường nét đều thấm đượm màu men xanh mát trên nền trắng tinh khiết, càng làm cho những hình họa hoa sen thêm lung linh huyền bí khi ngắm nhìn một sản phẩm.

Sen thường được thể hiện dưới dạng những bông hoa nở rộ cùng với những hình dây lá uốn khúc mềm mại, hoặc dưới dạng những khóm sen hoàn chỉnh vươn thẳng trên mặt đầm. Bên cạnh đó, trong các bố cục có tính phụ trợ, sen được vẽ một cách giản lược, chỉ có phần cánh hoa hoặc là cách điệu thành những đồ án hoa văn dây lá theo dạng hình học.

Nếu như hoa sen trong tiếng Hán được gọi là “liên hoa” (蓮花), thì khóm sen là “hà hoa” (荷花) hay “hà liên hoa” (荷蓮花) tượng trưng cho “Thanh liêm nhất phẩm”. Trong nhiều trường hợp có những sản phẩm được vẽ với bốn hình khóm sen với hàm ý nhấn mạnh hơn nữa phẩm chất thanh liêm, tinh khiết của con người.

Hình họa cua cũng thường bắt gặp trên những chiếc đĩa gốm ký kiểu, theo âm Hán Việt “mai cua” đọc là “giáp” (甲), ngoài ra “giáp” còn có nghĩa là “giáp khoa”, tức “tiến sĩ” (甲科) người đỗ đầu trong khoa thi Đình thời xưa. Thí sinh vượt qua kỳ thi Đình được cấp bằng tiến sĩ với ba thứ hạng, cao nhất là tiến sĩ đệ nhất giáp tiếp đến là tiến sĩ đệ nhị giáp và cuối cùng là tiến sĩ đệ tam giáp. Với những liên tưởng về “mai cua” và “tiến sĩ”, hình ảnh cua kết hợp với hoa sen trên gốm là một lời chúc ẩn dụ cho những sĩ tử sẽ thành công và đỗ vào thứ hạng cao trong cuộc khảo thí tại kinh kì.

Theo dòng chảy lịch sử, loài hoa với vẻ đẹp thuần khiết đã đi vào tâm tưởng của người Việt và mang một dáng vẻ riêng biệt trong từng thời kỳ. Chúng là một trong những nguồn sử liệu bằng hình ảnh vô cùng phong phú và sống động về hoa sen trong nghệ thuật trang trí cổ Việt Nam. Qua đó phần nào đã thể hiện sức sống bền bỉ của hình ảnh hoa sen trong đời sống văn hóa Việt cùng những quan niệm đầy tính triết mỹ của tư duy phương Đông. Để có thể thấy rằng qua bao thế kỷ đổi thay hoa sen vẫn nở, tỏa ngát hương cho đời.

– Nguyễn Du Chi 2003: Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến. – NXB. Mỹ thuật, tr.214.

– Trần Khánh Chương 2001: Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ. – NXB. Mỹ Thuật, tr.59.

Related Posts

Kẹo Sâm Hamer Ông Ngậm Bà Khen

Đời sống tình dục hòa hợp sẽ giúp tinh thần của bạn luôn phấn chấn. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà cuộc yêu không trọn vẹn,…

13 dấu hiệu nhận biết hình mẫu một người đàn ông trưởng thành

Trưởng thành là một bước tiến của con người trong quá trình tiến hóa và phát triển. Để đánh giá người đàn ông trưởng thành cần xem…

20 kiểu tóc ngắn đẹp cho mặt tròn trán cao không thể bỏ lỡ

Kiểu tóc ngắn cho mặt tròn trán cao giúp các cô nàng trở nên xinh xắn, tự tin hơn trước mọi người. Tham khảo ngay nhé! Tóc…

Mực khô Vân Đồn, Quảng Ninh – Tinh hoa ẩm thực miền biển

Bấy lâu nay, mực khô đã trở thành một trong những món được dân nhậu cực kỳ ưa chuộng. Trong cái nóng nực của mùa hè, còn…

Chia sẻ 3 truyện ngôn tình nữ chính mang thai bỏ đi hay nhất

Truyện ngôn tình nữ chính mang thai bỏ đi được nhiều bạn tìm đọc và yêu thích. Bởi tác phẩm thường ẩn chứa tình huống bất ngờ,…

Link 12p cua gam kami khong che full HD

[LINK]Gấm kami lộ link 12 phút video, clip 12 phút Gấm Kami, [Có link] Gấm Kami lộ clip nóng, Gấm Kami lộ clip nóng trên TikTok triệu…