Mụn cám là gì? Nguyên nhân và các vị trí mọc ưa thích

Mụn cám không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống. Việc điều trị mụn cám không đúng cách khiến da thêm sần sùi, đen sạm, viêm… Bạn không tự sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mà nên khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để có phương pháp điều trị hiệu quả.

mụn cám

Mụn cám là gì?

Mụn cám là tình trạng lỗ chân lông bị tắc, biểu hiện bằng những nốt nhỏ li ti, thường xuất hiện ở các vùng da mũi, cằm, má… khiến da sần sùi, thô ráp. Một số trường hợp mụn cám mọc ở lưng, ngực, vai. Loại mụn này có nhân màu trắng hoặc vàng đục, ngả về màu đen, không sưng, không viêm hay đau nhức. Nam và nữ trong độ tuổi dậy thì thường mọc mụn cám. Ngoài ra, phụ nữ mang thai thay đổi nội tiết tố cũng dễ nổi mụn cám

Sự tắc nghẽn lỗ chân lông ban đầu gây mụn cám nhưng nếu da không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác:

  • Mụn đầu đen: do lỗ chân lông giãn to và thông với môi trường bên ngoài nên nhân mụn bị oxy hóa thành màu đen, nhân mụn chứa đầy bã nhờn, bụi bẩn.
  • Mụn mủ: bụi bẩn bên trong lỗ chân lông có thể dẫn đến viêm nhiễm, nổi mẩn đỏ, sưng tấy và mưng mủ.

Nguyên nhân gây mụn cám

Lỗ chân lông là những khe hở nhỏ trên da có nhiệm vụ giải phóng dầu và mồ hôi. Khi lỗ chân lông tắc, các tế bào da chết, mồ hôi nhờn hoặc bụi bẩn bị mắc kẹt, không thể thoát ra ngoài, gây ra mụn cám. Dưới đây là các nguyên nhân khiến lỗ chân lông bị tắc:

  • Tăng tiết bã nhờn: nếu các tuyến mồ hôi dầu nhờn sản xuất quá nhiều dầu, bã nhờn ở lỗ chân lông mà da không đào thải hết ra bên ngoài kịp sẽ bị tắc, dẫn đến hình thành nhân mụn cám.
  • Vệ sinh da không đúng cách: rửa mặt không kỹ hoặc chà sát da quá mạnh là những nguyên nhân gây tắc lỗ chân lông, dẫn đến mụn cám.
  • Môi trường nóng ẩm: yếu tố nhiệt độ làm tăng nguy cơ mọc mụn cám. Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao, kết hợp với khói bụi khiến da liên tục tiết dầu, gây nổi mụn.
  • Rối loạn hormone: stress kéo dài, giai đoạn dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt không đều, tiền mãn kinh… đều tác động đến hormone khiến tuyến dầu hoạt động mạnh. Điều này gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến mụn cám.
  • Sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: dùng mỹ phẩm, sửa rửa mặt không đúng loại da, tình trạng da tưởng đơn giản nhưng lại là “sát thủ” âm thầm làm da tăng hoặc giảm tiết bã nhờn, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của lỗ chân lông. Ngoài ra, nhiều người dân còn dùng các sản phẩm kem trộn có chứa những hóa chất khiến da mỏng, yếu hơn, lỗ chân lông giãn nở khiến vi khuẩn gây mụn dễ dàng tấn công.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: cuộc sống hiện đại với nhiều lo toan, công việc căng thẳng, thức khuya… đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể. Cùng đó là chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, món ăn nhiều gia vị cay nóng… Dù không trực tiếp gây tắc nghẽn lỗ chân lông nhưng góp phần làm tình trạng tắc nghẽn thêm nặng nề.
  • Tiền sử gia đình: yếu tố gia đình góp phần gây ra tình trạng da dầu, da khô. Để cải thiện, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa Da liễu.

Mụn cám thường mọc ở đâu?

Mụn cám thường xuất hiện nhiều ở vùng mặt, nhất là khu vực chữ T. Ngoài ra, mụn cám còn mọc ở nhiều vị trí: lưng, ngực, vai… Mỗi vị trí đều báo hiệu vấn đề sức khỏe.

  • Mụn cám ở mũi: tập trung nhiều mụn cám gây mất thẩm mỹ.
  • Mụn cám ở trán: da vùng trán mỏng, tiếp xúc nhiều với ánh nắng nên tiết nhiều chất nhờn, dễ bít tắc lỗ chân lông gây ra mụn cám.
  • Mụn cám ở cằm: đây là vùng da thường không được vệ sinh kỹ nên dễ gây mụn.
  • Mụn cám ở má: hai vùng má thường có lỗ chân lông to, tuyến dầu, tuyến bã nhờn rất phát triển, nếu không được vệ sinh kỹ dễ tích tụ bụi bẩn gây mụn cám.
  • Mụn cám ở miệng: thường xuyên mọc mụn cám do việc vệ sinh không kỹ.
  • Mụn cám ở phần quai nón: do tình trạng tăng tiết mồ hôi và không được rửa mặt kỹ, da tích tụ những chất bẩn và hình thành nhân mụn. Mụn ở vùng này dễ chuyển thành mụn mủ, mụn nốt nang nếu không được chăm sóc đúng cách.

Những câu hỏi về mụn cám thường gặp?

1. Mụn cám có nên nặn không?

Không nên nặn mụn cám. Nặn mụn cám khiến da dễ viêm, do đó cần khám với bác sĩ chuyên khoa Da liễu. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc da, điều trị mụn và đưa ra những lời khuyên phòng ngừa, hạn chế mụn cám, cách dùng các sản phẩm dược mỹ phẩm phù hợp với từng loại da.

Mụn cám với các đốm trắng đục li ti khiến da sần sùi, lỗ chân lông to, gây mất thẩm mỹ.

Những lưu ý khi nặn mụn:

  • Làm sạch da, có thể xông hơi từ 10-15 phút để lỗ chân lông giãn nở giúp quá trình nặn mụn dễ dàng hơn, lấy sạch nhân mụn.
  • Sát khuẩn da bằng dung dịch sát khuẩn, mang bao tay y tế vô khuẩn trong khi nặn mụn.
  • Nhẹ nhàng nặn mụn, hạn chế gây tổn thương lên tế bào da.
  • Tiếp tục sát khuẩn và làm sạch da một lần nữa và áp dụng chế độ chăm sóc phù hợp để mụn cám không tái phát sau khi nặn.

Xem thêm: Mụn bọc là gì? Đặc điểm nhận dạng các loại thường gặp hiện nay

2. Có nên lột mụn cám không?

Vì mụn mọc li ti trên da gây mất thẩm mỹ, vậy có nên lột mụn cám hay không? Cũng giống nặn mụn, lột mụn nhằm loại bỏ mụn ra khỏi bề mặt da. Bạn được lột mụn cám nhưng cần dùng đến các sản phẩm gel lột mụn an toàn, vệ sinh da sạch sẽ, thao tác nhẹ nhàng để da không bị tổn thương. Tuy nhiên, với cách lộn mụn cám, khó lấy sạch các nhân mụn sâu. Đồng thời, bất cứ tác động nào lên da cũng khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Việc nặn mụn có thể gây ra một số vấn đề:

  • Da bị tổn thương: do lực lột mụn quá mạnh, đôi khi để lại sẹo rỗ.
  • Kích ứng da: một số thành phần trong gel lột mụn, miếng lột mụn khiến da bị ngứa rát, sưng tấy. Lực kéo miếng lột mụn ra khỏi da làm bật nhân mụn cũng khiến bề mặt da tổn thương.
  • Lỗ chân lông giãn to: lột mụn thường xuyên khiến lỗ chân lông giãn nở liên tục, sức đàn hồi kém nên để lại lỗ chân lông to khiến mụn cám tái phát trầm trọng hơn. Lột mụn cũng khiến da sạm màu, kém sắc.
  • Viêm da: lột mụn khiến lỗ chân lông to là cơ hội để vi khuẩn tấn công không chỉ khiến da sạm màu, kém sắc mà còn gây viêm da, dẫn đến mụn mủ.

3. Nặn mụn cám xong nên làm gì?

Nặn mụn nhằm loại bỏ các nhân mụn ra khỏi da nhưng đồng thời cũng tạo một vết thương hở; nếu chăm sóc không đúng cách, da sẽ tổn thương nặng nề. Do vậy, chế độ chăm sóc da sau khi nặn mụn rất quan trọng. Để da nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa mụn cám quay trở lại, bạn nên:

  • Sát khuẩn da trước và sau khi nặn mụn.
  • Dùng nước hoa hồng thoa lên da, mát-xa nhẹ nhàng để se khít lỗ chân lông, cung cấp dưỡng chất cho da.
  • Sử dụng mặt nạ giúp da phục hồi mau lành các tổn thương.
  • Bôi các thuốc trị mụn theo chỉ định của bác sĩ Da liễu.
  • Dùng kem chống nắng, bảo vệ da kỹ lưỡng khi ra ngoài.

4. Mụn cám có tự hết không?

Mụn cám gây mất thẩm mỹ nhưng thường lành tính, đa phần sẽ tự hết nếu biết chăm sóc da đúng cách. Bạn nên vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên tẩy tế bào chết với các sản phẩm an toàn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp dù chăm sóc da đúng cách, ăn uống khoa học nhưng da vẫn tiết nhiều dầu gây mụn cám. Do đó, bạn nên đi khám với bác sĩ khoa Da liễu để được tư vấn, điều trị phù hợp.

Các phương pháp trị mụn cám

1. Trị mụn cám bằng các phương pháp dân gian

Điều trị mụn cám bằng các phương pháp dân gian là cách nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả của các cách dân gian thường vô thưởng vô phạt, thậm chí còn làm tình trạng mụn cám thêm trầm trọng dẫn đến viêm, sưng tấy.

2. Trị bằng thuốc bôi, thuốc uống

Mỗi người có cơ địa và tình trạng sức khỏe khác nhau, do đó, nếu bạn trị mụn cám bằng thuốc bôi, thuốc uống cần phải theo chỉ định của bác sĩ khoa Da liễu. Điều này giúp tránh trường hợp sử dụng không đúng loại thuốc làm mụn nghiêm trọng hơn, dễ mưng mủ… khiến việc điều trị khó khăn hơn và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống.

Việc điều trị mụn cám sẽ thành công nếu:

  • Chăm sóc da đúng cách. Cần làm sạch và kiểm soát độ nhờn của da thường xuyên bằng cách rửa mặt nhẹ nhàng 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt phù hợp (giảm nhờn hoặc kiểm soát nhờn) với nước ấm.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thích hợp sau khi bôi thuốc để tránh khô da. Không chạm tay vào da để tránh đưa bụi bẩn, vi trùng vào lỗ chân lông.
  • Khám bác sĩ Da liễu nếu gặp các vấn đề về da như mụn cám, mụn đầu đen…

Mụn cám không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Thay vì đi tự nặn mụn cám hay dùng các loại mỹ phẩm trôi nổi trên thị trường, bạn nên đi khám với bác sĩ Da liễu để khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả. BVĐK Tâm Anh TP.HCM với thiết bị máy móc hiện đại và bác sĩ giàu kinh nghiệm là địa chỉ tin cậy cho những ai đang gặp rắc rối với mụn cám cũng như các vấn đề da liễu khác.

Related Posts

Mẹ bầu mang thai 39 tuần cần biết những điều gì?

Trong giai đoạn từ tuần 39 – 40 của thai kỳ, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần để chào đón em bé chào đời. Trong…

Top 10 cặp học sinh lớp 1 chất lượng tốt, mẫu mã đẹp 2023

Balo cho bé lớp 1 là một vật dụng vô cùng cần thiết cho trẻ đến trường, sản phẩm này được thiết kế cấu tạo phù hợp…

Tóc mullet layer nữ ngắn là gì? Top 10 kiểu tóc mullet layer nữ ngắn hot nhất hiện nay

Tóc mullet layer nữ ngắn là kiểu tóc mang phong cách trẻ trung, cá tính được nhiều người yêu thích. Vậy, tóc mullet layer là gì? Kiểu…

Tháng 6 âm lịch là tháng đẹp, chọn được ngày tốt, giờ đẹp thì mọi việc đều thành công, may mắn

Tháng 6 âm lịch (Nhâm Dần năm 2022) được coi là tháng đẹp. Nếu bạn phải làm những việc lớn, đại sự hãy chọn những ngày tốt,…

Nhà xeXe Hương Khuê

Xe Hương Khuê cung cấp xe giường nằm 40 chỗ và ghế ngồi 29 chỗ trên tuyến đường Dak Lak đi Nha Trang. Với dòng xe thế…

Top siêu thị Long An uy tín, chất lượng

Ngày nay, an toàn vệ sinh thực phẩm hiện đang là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Bạn lo lắng không biết cách lựa chọn…