Răng sữa của bé bị mủn: Nguyên nhân và cách khắc phục an toàn

Răng sữa của bé bị mủn thường xảy ra bởi 4 nguyên nhân chính là do thói quen uống sữa đêm, thiếu canxi – fluor, vệ sinh răng miệng sai cách và chế độ ăn uống không khoa học. Cách khắc phục an toàn đối với tình trạng trên là thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé, thay đổi chế độ ăn uống phù hợp và điều trị dứt điểm tại nha khoa.

1. Răng sữa của bé bị mủn nguyên nhân do đâu

Răng sữa của trẻ bị mủn hay mọi người còn gọi với cái tên quen thuộc khác là răng bị sún, đây là tình trạng lớp men răng bên ngoài đã bị phá hủy nghiêm trọng.

Khi phần men răng bên ngoài bị tổn thương nhiều sẽ làm mất đi “lá chắn” bảo vệ các bộ phận bên trong và dẫn đến rất nhiều vấn đề khác nhau.

Bác sĩ Võ Tá Dũng (Nha Khoa Paris chi nhánh Bình Dương) cho biết, tình trạng trên xảy ra chủ yếu do 4 nguyên nhân phổ biến là thói quen uống sữa đêm, chế độ ăn uống, thiếu canxi – fluor và vệ sinh răng miệng không đúng cách.

1.1. Do thói quen uống sữa đêm

Uống sữa đêm là thói quen của rất nhiều bé ngay cả trong giai đoạn mọc răng sữa. Nhưng đây thực chất lại là một thói quen không tốt và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng của bé bị mủn dần.

Vì chỉ cần mất một khoảng thời gian ngắn sữa sẽ đọng lại trên bề mặt răng rồi biến đổi thành axit gây hại đến men răng.

Việc đó cứ lặp lại nhiều lần và kéo dài trong suốt quá trình phát triển của trẻ nên răng dễ bị vi khuẩn tấn công.

Ban đầu răng của bé sẽ dần chuyển sang màu vàng, sau đó những nốt sâu đen bắt đầu xuất hiện trên răng và từ từ bị mủn.

1.2. Do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống sẽ quyết định đến sự phát triển toàn diện cũng như sức khỏe răng miệng của trẻ rất nhiều.

Việc ăn quá nhiều đồ ngọt, nước uống có ga… cũng sẽ khiến răng của trẻ dễ bị vi khuẩn gây hại tấn công, phá hủy mô răng, từ đó dẫn đến tình trạng răng bị mủn. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả còn khiến răng bị rụng đi.

1.3. Do thiếu canxi và fluor

Canxi và fluor là hai chất vô cùng quan trọng trong việc hình thành men răng, giúp răng phát triển chắc khỏe.

Nếu trẻ bị thiếu hai chất trên có thể gây ra tình trạng răng mọc chậm, dễ lung lay, thiếu men răng và dễ bị rụng.

1.4. Do vệ sinh răng miệng không đúng cách

Trong giai đoạn mọc răng sữa, men răng còn yếu, độ canxi thấp nên không thể chống lại những vi khuẩn gây hại. Vì vậy, việc vệ sinh răng miệng đúng cách là vô cùng quan trọng

Nếu trong giai đoạn trên, bố mẹ không giúp bé bảo vệ răng miệng hoặc dạy bé tự bảo vệ răng miệng của mình đúng cách thì vi khuẩn sẽ phát triển, phá hủy hết mô răng bên ngoài dẫn tới tình trạng răng sữa của trẻ bị mủn, mòn dần và cuối cùng là phải nhổ trước cả khi đến thời điểm thay răng vĩnh viễn.

2. Dấu hiệu nhận biết răng sữa của bé bị mủn

Tình trạng răng sữa bị mủn không khó để nhận ra khi quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, thường thì ở giai đoạn đầu các dấu hiệu chưa thực sự quá rõ ràng nên phụ huynh sẽ bỏ qua thời điểm “vàng” để điều trị, khắc phục triệt để.

Vì vậy, sau đây là một vài dấu hiệu nổi bật và thường bắt gặp nhiều nhất giúp cha mẹ phát hiện và chữa răng bị mủn sớm cho con.

  • Ngà răng bị lộ: Khi răng bị mủn và nhất là ở mức độ nặng thì ngà răng sẽ bị lộ ra ngoài rất rõ. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do phần men răng bên ngoài đã bị mài mòn nhiều, mất đi lớp bảo vệ bên ngoài nên khiến ngà răng bị lộ ra. Đồng thời màu sắc của răng không được trắng bóng mà có phần ố vàng, xỉn màu.
  • Răng bị đen: Một dấu hiệu khác rất dễ nhận biết khi răng sữa của bé bị sún là bề mặt răng xuất hiện vết bám màu đen. Đặc biệt, các vết đen sẽ ngày càng to và không thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường. Các vết đen thường xuất hiện ở vị trí răng cửa hoặc răng ở phần hàm trên.
  • Răng dễ bị gãy vỡ: Khi răng bị mủn nhiều, men răng sẽ trở nên yếu dần nên chúng rất dễ bị vỡ, mẻ trong ngay cả khi đang ăn uống bình thường.

3. Răng sữa của bé bị mủn có nguy hiểm, ảnh hưởng gì không?

Với tâm lý răng sữa chỉ là “răng tạm” nên có không ít phụ huynh vẫn chủ quan và “xem nhẹ” đối với tình trạng răng sữa của con bị sún.

Tuy nhiên, khi răng sữa bị mủn lại có thể dẫn đến không ít nguy hiểm cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, phát âm – giao tiếp, bệnh lý răng hàm miệng và răng vĩnh viễn.

3.1. Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ

Đây là một trong những ảnh hưởng từ việc răng sữa bị mủn mà chúng ta sẽ nhận thấy rõ nhất, đặc biệt là khi tình trạng trên đang phát triển nặng.

Bởi răng sữa mủn sẽ khiến bé bị đau nhức, ê buốt không thể ăn uống bình thường, đặc biệt là các thức ăn giàu canxi và cứng.

Từ đó làm cho bé không hấp thụ được đầy đủ các chất, dẫn đến còi xương suy dinh dưỡng, kém phát triển hơn các bạn.

3.2. Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng hàm miệng

Răng bị mủn không chỉ tác động đến chính chiếc răng đó mà còn gây ra ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh và nướu. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng hàm miệng như sâu răng, viêm nha chu, tụt lợi, viêm xương hàm…

Bởi một khi lớp men răng bảo vệ bên ngoài đã bị tổn thương nghiêm trọng thì vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công, xâm nhập vào các bộ phận bên trong cũng như xung quanh thân răng.

3.3. Ảnh hưởng đến phát âm, giao tiếp

Răng bị sún không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn khiến trẻ phát âm không chính xác, đây là một hạn chế lớn trong vấn đề giao tiếp hàng ngày.

Đặc biệt là khi vị trí bị tổn thương lại nằm ở nhóm răng cửa sẽ khiến cho phát âm của bé sẽ không được chuẩn như những trẻ có hàm răng khỏe mạnh khác. Tình trạng trên sẽ càng ảnh hưởng hơn khi con lớn, vì lâu dần sẽ tạo thành thói quen khó thay đổi.

Do đó, bố mẹ nên đưa con đến nha sĩ sớm để điều trị răng sữa bị mủn. Đồng thời hướng dẫn bé tập cách phát âm chuẩn để khắc phục được tình trạng trên.

3.4. Ảnh hưởng đến mọc răng vĩnh viễn

Có thể bạn chưa biết, một trong những vai trò quan trọng của răng sữa là định hướng cho sự phát triển của răng vĩnh viễn trong tương lai.

Vì thế, nếu răng sữa bị mủn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mọc răng vĩnh viễn. Nhất là trong các trường hợp răng sữa sún nặng rồi bị rụng sớm khiến lợi đóng kín, nhẵn, chặt hơn làm cho răng vĩnh viễn mọc lên khó khăn và có thể bị mọc lệch làm mất thẩm mỹ.

4. Cách chữa mủn răng cho bé

Đứng trước những ảnh hưởng, nguy hiểm tiềm ẩn bởi tình trạng răng mủn ở trẻ nhỏ, chắc chắn các bậc phụ huynh không thể tiếp tục “ngó lơ” và cần tìm kiếm cách điều trị sao cho hiệu quả nhất.

Đối với việc điều trị răng sữa của trẻ bị mủn, cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những cách đơn giản tại nhà hoặc các phương pháp hiện đại tại phòng khám nha khoa.

4.1. Điều trị răng sữa của bé bị mủn tại nhà

Điều trị răng sữa bị mủn tại nhà sẽ tập trung chủ yếu vào hai vấn đề là chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng.

+ Đối với vấn đề chế độ ăn uống khi trẻ bị mủn răng sữa: Cải thiện chế độ ăn uống sẽ mang đến rất nhiều lợi ích trong việc phục hồi men răng và khắc phục tình trạng răng sữa của bé bị sún. Theo đó, trong thực đơn ăn uống của bé, mẹ cần bổ sung thêm nhiều canxi và fluor với các loại thực phẩm như trứng, sữa, cá biển… Đồng thời ăn thêm nhiều thực phẩm chứa chất xơ và khoáng chất để ngăn ngừa sâu răng.

+ Đối với vấn đề vệ sinh răng miệng:

  • Khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa: Khi bé bắt đầu mọc răng sữa các mẹ nên vệ sinh răng nướu thường xuyên cho trẻ bằng cách lấy miếng gạc sạch, nhúng nước ấm rồi lau sạch khoang miệng cho trẻ. Tránh để lại những cặn sữa, thức ăn thừa trong miệng trẻ. Nếu trẻ vẫn còn uống sữa đêm thì nên cho trẻ súc miệng sau khi uống sữa, như vậy cũng ngăn chặn vi khuẩn phát triển.
  • Khi bé 2 – 3 tuổi: Khi trẻ được 2 tuổi thì hãy hướng dẫn bé chải răng đúng cách 2 lần/ngày để làm sạch khoang miệng. Cho bé dùng bàn chải có lông mềm, bề mặt nhỏ phù hợp với khoang miệng của trẻ. Nên dùng loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ vì nó có hương vị thơm mát kích thích sự hứng thú của trẻ. Ngay cả khi bé nuốt kem đánh răng cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nên bố mẹ không cần quá lo lắng.
  • Khi bé 4 tuổi trở lên: Lúc bấy giờ trẻ đã có thể tự đánh răng nên bây giờ bạn chỉ cần nhắc nhở, tập cho trẻ có thói quen đánh răng hàng ngày. Như vậy sẽ giúp trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay từ sớm, nhờ vậy tránh được nguy cơ làm răng sữa của bé bị mủn. Cùng với đó, hãy chuẩn bị riêng cho bé nước súc miệng chuyên dụng để súc miệng sau khi đánh răng xong.

4.2. Điều trị răng bị mủn cho bé tại nha khoa

Khi trẻ đã bị mủn răng thì bạn nên đưa bé đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.

  • Nếu tình trạng răng mủn nhẹ thì bác sĩ sẽ loại bỏ chỗ sâu sau đó tái khoáng hoặc hàn trám lại để ngăn ngừa sâu răng phát triển và giúp cho trẻ ăn nhai được bình thường
  • Nếu tình trạng răng sữa bị mủn nặng, lung lay hoặc chỉ còn lại chân răng, không thể khắc phục bằng cách trám răng thì bắt buộc phải nhổ bỏ răng hoàn toàn để tránh vi khuẩn lây lan sang những răng bên cạnh.

Bên cạnh đó trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ lấy cao răng và làm sạch răng miệng một cách kỹ lưỡng giúp hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn gây hại.

Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng mủn răng sữa bạn nên cho trẻ đến nha khoa khám định kỳ 6 tháng/lần, đây chính là cách xử lý tốt nhất khi răng sữa của bé bị mủn.

5. Trẻ 1 tuổi bị mủn răng

1 tuổi là giai đoạn trẻ thường dễ bị mủn răng sữa nhiều nhất, bởi lúc bấy giờ các bé mới mọc một vài chiếc răng sữa nên dường như vấn đề vệ sinh răng miệng chưa thực sự được chú trọng.

Thêm vào đó, phần lớn các mẹ vẫn còn cho bé bú sữa đêm như một thói quen. Nên đây cũng là nguyên nhân vì sao răng sữa tuy mới phát triển mà đã gặp phải tình trạng bị sún.

Với những trẻ 1 tuổi bị mủn răng việc điều trị chủ yếu liên quan đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Tuy rằng, răng sữa của bé chưa có nhiều nhưng các mẹ vẫn nên dùng khăn xô mềm hoặc dụng cụ rơ lưỡi để vệ sinh răng nướu cho bé mỗi khi bú sữa xong.

Hơn thế, bác sĩ khoa nhi cũng đưa ra lời khuyên nên cai sữa đêm cho bé từ lúc 8 – 10 tháng tuổi. Uống sữa đêm không chỉ làm tăng nguy cơ bị sún răng mà còn làm giãn đoạn giấc ngủ của bé.

Thêm vào đó, từ 6 tháng tuổi bé đã bắt đầu mọc răng sữa nên cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi cũng như cần nhiều dưỡng chất hơn. Vì thế, cha mẹ cần chú ý hơn trong việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ sao cho phù hợp.

6. Trẻ 15 tháng bị mủn răng

Tuy rằng đã lớn hơn so với giai đoạn trên, nhưng các bé 15 tháng tuổi bị mủn răng vẫn là vấn đề rất đáng quan ngại.

Vì 15 tháng tuổi các bé vẫn chưa mọc đầy đủ các răng sữa, nhưng lại là thời điểm bé bắt đầu bắt chước lời nói, cố gắng nói ra các từ đơn lẻ. Nên việc răng sữa bị mủn và nhất lại là răng cửa sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học phát âm của bé.

Răng càng bị mủn nhiều thì phát âm của bé càng dễ bị sai và thậm chí còn mắc tật nói ngọng.

Nên khi có dấu hiệu răng sữa mủn hãy đưa bé đến thăm khám bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt, để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả nhất.

Hơn thế, khi đến thăm khám các bác sĩ còn đưa ra những lời khuyên đầy hữu ích cho việc chăm sóc răng miệng của bé tại nhà.

Tình trạng răng sữa của bé bị mủn thường rất phổ biến và phần lớn các bé đều gặp phải. Thế nhưng không bởi vì vậy mà các bậc phụ huynh lại chủ quan trong việc điều vị, với tâm lý đây chỉ là “răng tạm”. Bệnh lý trên sẽ trực tiếp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của trẻ trong tương lai nếu không được điều trị kịp thời. Cùng với đó, các vấn đề về phát âm, phát triển răng vĩnh viễn cũng sẽ bị tác động không nhỏ.

Related Posts

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung – Câu thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương

Bạn đang xem: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung – Câu thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương Chém cha cái kiếp lấy chồng chung là…

Xám khói nam: 10 kiểu tóc sành điệu, xu hướng nhất hiện nay

I. Xám khói nam là màu gì? Màu xám khói được tạo thành nhờ sự hòa trộn hoàn hảo giữa xám và màu khói, tạo nên một…

Ý nghĩa tà áo dài truyền thống Việt Nam – giá trị qua các thời kỳ lịch sử

Là người con của dân tộc Việt Nam, không một ai là không biết đến tà áo dài truyền thống thướt tha. Áo dài là quốc phục…

Tang lễ nsưt minh phụng: phần 1

(NLĐO) – Trưa 24-12, đông đảo nghệ sĩ đến thắp hương tưởng nhớ “hoàng tử sân khấu” NSƯT Minh Phụng nhân ngày giỗ lần thứ sáu của…

Giá bán cây chòi mòi bonsai, chòi mòi rừng, làm cảnh 2023? Mua ở đâu?

Nếu bạn đang tìm kiếm những cây chòi mòi bonsai về để chưng trong nhà hay sân vườn thì rất vui đã gặp bài chia sẻ này…

Chọn giờ đẹp sinh mổ: Bác sĩ sản khoa chia sẻ nhiều câu chuyện đau lòng

Trẻ sơ sinh chết lưu vì mẹ cố chờ giờ sinh đẹp Mới đây, câu chuyện về một bà mẹ đi siêu âm thai bác sĩ báo…