“THE WORLD BETWEEN US” VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHIM ẢNH ĐÀI LOAN

#TheWorldBetweenUs#我們與惡的距離#KhoảngCáchGiữaChúngTavàÁcQuỷ

Hôm nay mình giới thiệu một bộ phim truyền hình theo kiểu mini series của truyền hình Mỹ. Phim do Taiwan và HBO Asia hợp tác sản xuất. Tên tiếng Hoa 我們與惡的距離, tên tiếng Anh The world Between Us, tên tiếng Việt Khoảng Cách Giữa Chúng Ta và Ác Quỷ.

Nguồn: https://www.facebook.com/watch/?v=383713179028251

Mình cũng không nhớ đã bao nhiều năm rồi mình không xem phim Đài Loan. Từ những năm tháng tuổi thơ ngồi xem Ngôi Sao Hiểu Lòng Tôi với ba rồi đến thanh xuân vật vã với mấy bộ phim thần tượng thiếu dinh dưỡng nhưng lại được yêu thích điên cuồng ở Châu Á. Nói chung, thời hoàng kim của phim Đài Loan đã qua lâu lắm rồi. Một sự thật của ngành công nghiệp phim ảnh và nghệ thuật của Taiwan luôn không được chú trọng mặc dù họ có rất nhiều những người yêu nghệ thuật và có khả năng làm nghệ thuật rất tốt. Đa phần những nghệ sĩ Đài Loan đều được bồi dưỡng một cách rất cá nhân. Cá nhân ở đây theo cả nghĩa đen và bóng. Họ nổi tiếng đa phần do sự đầu tư từ sớm từ gia đình và hoạt động một cách vất vả trong một môi trường mà chỗ đứng của toàn bộ ngành công nghiệp này chết dần chết mòn theo năm tháng. Đó là lí do mà các sao lớn sao nhỏ dồn dập đổ xô đi Đại Lục đóng phim, ca hát, tham gia các show truyền hình thực tế. Ngược lại ở trong nước thì truyền thông, nhà nước chỉ quan tâm đến chính trị, kinh tế. Nếu ai đó đã từng trãi nghiệm các kênh báo đài của Taiwan thì bạn sẽ choáng ngợp với thời lượng phát sóng của các tin liên quan đến chính trường. Đài Loan là một đất nước công nghiệp hoá từ rất sớm, họ coi trọng các ngành công nghiệp sản xuất. Vì thế các ngành công nghiệp khác bị lãng quên theo cấp số nhân. Có rất nhiều các nghệ sĩ lớn có đủ khả năng tài chính ôm mộng phục hưng ngành công nghiệp phim ảnh và nghệ thuật nơi đây. Nhưng một cây cổ thụ làm sao làm nên rừng cây lớn trong khi các nước như TQ, Hàn Quốc họ lấy ngân khố quốc gia ra vứt vào mặt các nhà sản xuất để một năm cho ra mấy trăm đầu phim, trương trình hoành tráng. Đây thật sự làm nên sự khác biệt. Mình nói nhiều như vậy là vì mình muốn biểu đạt trong một môi trường khốc liệt như vậy, việc lựa chọn chiến lược và tác phẩm là cực kì quan trong đối với các nhà làm phim Taiwan. Và The World Between Us là một sự lựa chọn cực kì sáng suốt. Lối làm phim ngắn gọn, sâu sắc và chính sự tạo nên sự khác biệt về tính chất với các phim châu á khác. Toàn bộ 10 tập phim kết thúc trong sự bồi hồi của mình vì nó phản ánh chưa bao giờ có chiều sâu hơn các vấn đề đang tồn tại trong xã hội Taiwan.

Bộ phim lấy ý tưởng từ 2 vụ án giết người hàng loạt nổi đình đám trong mấy năm qua. Một ở ga tàu điện, 1 sinh viên đại học giết 4 người và làm 24 người khác bị thương. Hai là vụ án lấy dao rạch cổ một bé gái ở ngay công viên giữa thanh thiên bạch nhật. Điểm chung của thủ phạm đều là gặp phải các vấn đề về tâm lý mà căn nguyên là bắt nguồn từ giáo dục sai lệch. Taiwan là một nước đề cao nhân quyền. Và vì tỉ lệ sinh của họ quá thấp nên trẻ con được nuôi dạy theo châm ngôn 愛的教育 nôm na là giáo dục bằng tình việc dùng tình yêu để cảm hoá. Bản chất của cách giáo dục này không sai vì nó gạc bỏ bạo lực và thể hiện lối sống văn minh. Nhưng ở một mặt khác nó làm trẻ con quá nhiều quyền lợi trước khi chúng nhận biết nên những quyền lợi sử dụng như thế nào. Và chỉ một chân tơ kẽ tóc thôi nó trở thành bể phóng cho việc nuông chiều sai cách và vô tình tạo nên những nhân cách có hại cho xã hội. Nội dung phim xoay quanh câu chuyện đau đớn của hai phía gia đình. Một bên là con mình đi giết người, một bên là con mình bị giết vô tội vạ. Những diễn biến tâm lý phức tạp đó đều được các diễn viên thể hiện rất tròn vai.

Hơn hết, một vấn đề xã hội khác cũng được phim phơi bày. Đó là sự “quá” tự do trong truyền thông và báo chí. Mình từng đàm đạo với rất nhiều người Đài về vấn đề này. Các tin tức hàng ngày được phát trên cả trăm đài truyền hình đều cực kì thiếu dinh dưỡng. Thiếu gì thì các bạn phải xem mới biết. Tin thế giới cực ít, tin chính sự thì chỉ toàn là chiêu trò kéo phiếu của các Đảng đang tranh cử, tin cuộc sống thì toàn đánh ghen, đánh chó, đuổi mèo… Vẫn có những đài làm tin rất hay nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Người Đài gọi đây là 垃圾新聞, kiểu như tin rác rưởi. Thế nhưng tuy là rác rưởi vậy đó nhưng sao mà ngày nào người ta cũng làm và cũng có người xem. Một thực tế đau đớn hơn là lại nhiều người xem. Vậy đây là vấn đề trứng có trước hay gà có trước? Là người làm tin ko có năng lực hay là vì người xem tin lựa chọn xem những tin thiếu chất lượng. Dù lí do là gì thì có một thực tế là với ngành công nghiệp truyền thông như thế thì mỗi ngày, con của chúng ta, cháu của chúng ta ngồi xem TV thì chúng sẽ học được gì từ đó? Và sẽ hình thành nhân cách và phẩm chất gì khi trưởng thành?

Trong phim có một đọan hội thoại làm mình ấn tượng sâu sắc khi nhân vật của Giả Tịnh Văn khiển trách nhân viên cấp dưới của mình về cách sắp xếp tin tức:

「我們Daliy新聞,是要做給一般的觀眾,一般觀眾只有七歲的智商,只有國中的程度。 」

「Báo Daily của chung ta chỉ là làm báo cho những thính giả bình thường, thính giả bình thường chỉ có IQ của đứa trẻ 7 tuổi và trình độ cấp hai mà thôi」

Nhân vật mà Giả Tỉnh Văn đóng thật sự đời sống đến khó tả, cô là mẹ của đứa trẻ vô tội bị giết, là tổng biên tập của báo Daily. Cô có chỗ đúng có chỗ sai. Là người mang trong mình hoài bão thay đổi thực trạng báo chí ở Đài Loan nhưng nhưng đồng thời cũng gánh trên vai đủ thứ áp lực cuộc sống của gia đình mình.

Như đã nói ở trên, Taiwan xem trọng nhân quyền nên một vấn đề khác luôn được bàn luận trong phim là có hay không nên có luật tử hình trong một xã hội văn minh? Mình ấn tương với vai anh luật sư nhất, anh là luật sư bào chữa cho các phạm nhân tâm lý. Trong lúc anh đau khổ nhất anh nói: “Hiểu Minh đã giết người, Hiểu Minh đáng chết. Tôi không nói cậu ấy không đáng chết. Nhưng trước khi xử tử những người như Hiểu Minh thì ít nhất toà án và dư luận phải cho chúng tôi cơ hội tìm hiểu nguyên nhân sâu xa và động cơ vì sao Hiểu Minh lại trở nên như vậy? Chỉ có như thế chúng ta mới tìm ra phương pháp ngăn chặn những tội tác tương tự xảy ra.”

Mình là người luôn ủng hộ luật tử hình vì mình tin có một số nhân cách xấu là không bao giờ thay đổi. Như Lê Văn Luyện, cứ giết đi để ngăn chặn được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Thế nhưng, đúng là chúng ta nên lựa chọn cách phòng ngừa hơn là giải quyết. Trong phim, dưới áp lực dư luận, Hiểu Minh bị hành quyết đột ngột trước khi luật sư Vương thuyết phục được cậu ấy nói ra lí do vì sao mà mình muốn làm chuyện đó.

Cả câu chuyện thật ngoài đời và phim đều kết thúc bằng cái chết của kẻ phạm tội. Nhưng dù có chết bao nhiều lần thì nỗi đau mà Hiểu Minh đem lại cho cả gia đình mình và gia đình của người bị hại là vô tận. Cho nên chúng ta chỉ có thể cố gắng để tạo ra một xã hội mà không có những nhân cách vì lí do nào đó mà biến thành kẻ thích giết người như Hiểu Minh. Sống có trách nhiệm xã hội, biết quan tâm và hạn chế kì thị người khác, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khác biệt là những gì là biên kịch muốn truyền tải ở cuối phim.

Mình nghĩ trong bối cảnh kinh tế như bây giờ, muốn chính phủ hoặc các nhà tài phiệt đổ tiền ra phục hưng công nghiệp phim ảnh Taiwan là điều hơi bị khó nhưng mình nhỏ thì mình chơi theo kiểu dành cho sân chơi nhỏ. Phim không cần phải hoành tráng, đổ triệu đô vào làm rồi dài thườn thượt ra đấy. Phim ngoài mục đích giải trí còn nên có tính giáo dục và cải thiện xã hội tốt đẹp hơn. Hướng đi này rất ổn. Không cần phải so sánh, chỉ cần làm điều không giống với người khác và có ích là mình ủng hộ.

Những lí do mà bạn nên xem phim này:

1. Nội dung sâu sắc, diễn xuất tốt. Trừ cô bé đóng vai em gái, mình thấy diễn còn yếu tí so với yêu cầu của nhân vật, đây là nhân vật khó mà cô bé có ngoại hình hợp vai, nên thôi mình cho là tạm ổn. Phim phản ánh sâu sắc và chân thực được các mặt tiêu cực của xã hội đang tồn tại ở Taiwan. Nếu bạn định học tập hoặc sinh sống ở đây thì nên tìm hiểu trước. Nếu không có thì cũng nên xem để giải trí và cảm nhận.

2. Phim ngắn gọn, là bộ phim tốt để bạn luyện nghe tiếng hoa vì phim mới ra chưa có vietsub. Ngôn ngữ rất chuẩn Taiwan từ cách dùng từ, phát âm, các từ lóng …đến việc chèn các đoạn tiếng địa phương. Có thể nói, phim thật như cuộc sống.

3. Từng đoạn phim quay các cảnh sinh hoạt, nhà cửa, đường phố, lối sống, văn hoá cư xử đều được làm chân thật, không thêm mắm thêm muối. Tư liệu thật làm phim có cảm xúc mạnh khi xem, chứ không giống các phim tình cảm cổ tích bây giờ. Mơ lòi mắt thì cũng chẳng thấy mình thành lọ lem, toàn mấy thằng biến thái tới kiếm thì còn hãi hơn.

4. Có fan nào của Spotlight thì nhất định sẽ thích phim này. Kinh phí thấp nhưng kết quả giải thưởng hàn lâm thu về làm giật mình. Biên kich phim này ôm không ít giải, cho nên mới nói phim hay hay không biên kịch thiệt sự là quá quan trọng.

Chúc các bạn xem phim vui vẻ!

Related Posts

QUẺ 14: HỎA THIÊN ĐẠI HỮU

||||:| Hỏa Thiên Đại Hữu (大有 dà yǒu) Quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu, đồ hình ||||:| còn gọi là quẻ Đại Hữu (大有 da4 you3), là quẻ…

Bệ hạ, nhận mệnh đi!

Tác giả: Ngũ Sắc Long Chương Thể loại: Đam mỹ, trọng sinh, xuyên thư, đế vương thụ, NP nhất thụ đa công, HE Editor: Mia Tree (miatree0402.wordpress.com)…

Cách vay tiền Shinhan Finance lãi suất thấp nhất 2023

So sánh lãi suất vay Shinhan Finance với lãi suất đơn vị khác 2023 Bên cạnh tổ chức cho vay Shinhan Finance thì còn có những đơn…

Agoda.com Guarantee Các Điều khoản và Điều kiện sau chi phối mối quan hệ ràng buộc bằng pháp lý giữa chúng tôi, Công ty TNHH Tư nhân…

VỀ CÁC ĐỊA DANH “THỊ VẢI” VÀ “HỘI BÀI” Ở HUYỆN TÂN THÀNH

THỊ VÃI – DẤU HỎI HAY DẤU NGÃ? Hiện nay, Thị Vải là một danh từ khá quen thuộc trong đời sống của tỉnh Bà Rịa –…

Xem Phim Đứa Trẻ Mất Tích (Trọn Bộ 12/12 Tập, Full HD, Vietsub)

Video phim đứa trẻ mất tích “Đứa Trẻ Mất Tích” là một bộ phim đầy kịch tính và hấp dẫn, xoay quanh câu chuyện về một đứa…