Tiểu không tự chủ ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị

Tiểu không tự chủ ở người già là vấn đề tiết niệu thường gặp, gây phiền toái rất lớn đối với sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, biểu hiện với nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu. Ngoài ra, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, do đó việc theo dõi và điều trị sớm là thực sự cần thiết.

tiểu không tự chủ ở người già

Tiểu không tự chủ ở người già là gì?

Tiểu không tự chủ ở người già là tình trạng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới. Vấn đề này rất thường gặp nhưng không hoàn toàn đồng nghĩa với quá trình lão hóa bình thường. Trong khi đó, một số nghiên cứu cũng chứng minh tiểu không tự chủ ở người cao tuổi liên quan trực tiếp với các yếu tố bất thường của đường tiết niệu dưới. (1)

Cụ thể, bàng quang nằm ở vùng bụng dưới, là một phần của hệ tiết niệu. Trong quá trình đi tiểu, các cơ trong cơ quan này sẽ thắt chặt để đưa nước tiểu vào ống niệu đạo. Đồng thời, cơ quanh niệu đạo cũng giãn ra để kết hợp thải chất lỏng ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi các cơ trong và xung quanh bàng quang không hoạt động bình thường, nước tiểu ngay lập bị rò rỉ, dẫn đến hiện tượng tiểu không kiểm soát.

tiểu không kiểm soát ở người già là gì

Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở người già

Tiểu không tự chủ ở người già xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số yếu tố điển hình nhất phải kể đến bao gồm: (2)

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi gây hiện tượng nóng rát, đau mỗi khi đi tiểu, tiểu gấp và tiểu không kiểm soát.
  • Viêm niệu đạo cấp tính và viêm âm đạo: Sự co rút của các mô tiết niệu và sinh dục dẫn đến chứng tiểu không kiểm soát ở phụ nữ lớn tuổi, thường có thể điều trị hiệu quả bằng liệu pháp hormone tại chỗ.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc lợi tiểu, một số thuốc chống trầm cảm (Tricyclics, SNRI’s), thuốc dị ứng (thuốc kháng Histamine, thuốc thông mũi)… có thể dẫn đến chứng tiểu không tự chủ ở người già.
  • Cơ bàng quang hoặc sàn chậu bị yếu.
  • Sa các tạng vùng chậu: Các cơ quan vùng chậu (như bàng quang, trực tràng hoặc tử cung) dịch chuyển ra khỏi vị trí bình thường, đi vào âm đạo hoặc hậu môn sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang và niệu đạo, dẫn đến hiện tượng rò rỉ nước tiểu.
  • Mê sảng: Mê sảng khiến người già rơi vào trạng thái quá buồn ngủ hoặc thiếu tỉnh táo để đi vệ sinh đúng giờ, dẫn đến tiểu không tự chủ.
  • Rối loạn tâm lý, điển hình là trầm cảm.
  • Lượng nước tiểu không ngừng tăng lên do suy tim, tăng đường huyết.
  • Không đi vệ sinh đúng giờ do khả năng vận động bị hạn chế bởi bệnh viêm khớp, Parkinson…
  • Táo bón: Táo bón làm hạn chế việc thải nước tiểu từ bàng quang, gây hiện tưởng đi tiểu không kiểm soát ở người già.

Triệu chứng nhận biết trình trạng tiểu không tự chủ ở người cao tuổi

Tùy theo từng loại tiểu không tự chủ, triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau. Cụ thể như sau: (3)

1. Tiểu gấp không kiểm soát

Đây là tình trạng phổ biến nhất, thường xảy ra do bàng quang hoạt động quá mức. Triệu chứng dễ nhận biết là nhu cầu đi tiểu khẩn cấp, dẫn đến tiểu trước khi kịp vào nhà vệ sinh.

2. Tiểu không tự chủ hoàn toàn

Đây là tình trạng cơ vòng không còn hoạt động. Triệu chứng rõ ràng nhất là bàng quang rò rỉ liên tục, dẫn đến hiện tượng tiểu hoàn toàn không kiểm soát.

3. Tiểu không kiểm soát khi gắng sức

Tình trạng này xảy ra khi sự gia tăng áp lực trong ổ bụng lớn hơn áp lực đóng của bàng quang. Triệu chứng dễ nhận biết là người bệnh cảm thấy đau bụng kết hợp rò rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi, cười, leo cầu thang hoặc nâng đồ vật.

4. Tiểu không kiểm soát do tràn đầy

Tình trạng này xảy ra khi bàng quang không bao giờ được làm rỗng hoàn toàn. Do đó, người bệnh luôn cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên nhưng mỗi lần chỉ rò rỉ một lượng nước rất nhỏ. Nguyên nhân chính là do tắc nghẽn hệ thống đường tiết niệu hoặc sức co bóp của bàng quang rất yếu, dẫn đến không thể co lại được.

5. Rối loạn chức năng không kiểm soát

Triệu chứng thường gặp là cảm thấy muốn đi tiểu nhưng không thể kiểm soát hoặc thực hiện được hành vi đi vệ sinh. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chứng rối loạn thần kinh, biến chứng đột quỵ hoặc viêm khớp.

6. Tiểu không kiểm soát hỗn hợp

Dấu hiệu nhận biết bao gồm tất cả triệu chứng của những loại kể trên. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị sa sút trí tuệ nặng, mắc bệnh Parkinson hoặc rối loạn thần kinh.

Bài viết liên quan: Tiểu không tự chủ ở trẻ em

nguyên nhân

Tiểu không tự chủ ở người già cảnh báo bệnh gì?

Tiểu không tự chủ ở người già kéo dài, diễn ra liên tục và không có dấu hiệu cải thiện có thể là cảnh báo về một số bệnh lý nghiêm trọng như sau:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Các bệnh lý về thận (chứng thận hư, suy thận…).
  • Sỏi thận.
  • Bệnh lý về bàng quang (viêm bàng quang, bàng quang kẽ…).
  • Viêm tuyến tiền liệt.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhiều người tin rằng chứng tiểu không kiểm soát ở người già là một phần hiển nhiên của quá trình lão hóa thông thường. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra thường xuyên, liên tục trong thời gian dài là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó, ngay khi nhận thấy những triệu chứng bất thường sau, người cao tuổi cần được thăm khám và can thiệp y tế kịp thời: (4)

  • Đi tiểu thường xuyên, luôn trong trạng thái cần đi tiểu gấp.
  • Nước tiểu đục.
  • Có máu trong nước tiểu.
  • Đau khi đi tiểu.
  • Chỉ thải một lượng nhỏ nước tiểu sau khi muốn đi tiểu đột ngột.
  • Gặp khó khăn khi bắt đầu tiểu hoặc dòng chảy nước tiểu yếu.

khi nào cần gặp bác sĩ

Chẩn đoán tiểu không tự chủ ở người già

Đối với tình trạng tiểu không tự chủ ở người già, ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, xem xét bệnh sử, hỏi về triệu chứng và các loại thuốc người bệnh đang dùng. Từ đó, một số phương pháp chẩn đoán có thể được chỉ định thực hiện bao gồm: (5)

  • Siêu âm bàng quang: Sau khi người bệnh đi tiểu, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm bàng quang để xem xét lượng chất thải còn lại trong bàng quang (nếu có). Thủ tục này thường mất từ 5 – 10 phút, đồng thời một ống thông cũng có thể được đặt vào bàng quang để dẫn lưu và đo lượng nước tiểu còn lại.
  • Chụp X-quang: Phương pháp này được thực hiện ngay trong khi người bệnh đi tiểu, giúp thu thập hình ảnh chi tiết về hệ thống đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang…
  • Kiểm tra niệu động học: Một ống thông sẽ được đưa vào để làm đầy nước trong bàng quang, nhằm đo áp lực của cơ quan này ở trạng thái nghỉ, đầy và rỗng. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá được khả năng hoạt động, sức chứa của bàng quang cũng như cảm giác mà người bệnh đang cảm thấy.
  • Nội soi bàng quang: Thông qua phương pháp chẩn đoán này, bác sĩ có thể kiểm tra được hoạt động của bàng quang, khối u, sỏi hoặc thậm chí là dấu hiệu ung thư.

Phương pháp điều trị tiểu không tự chủ ở người lớn tuổi

1. Trị liệu hành vi

Đối với người cao tuổi, trị liệu hành vi là phương pháp điều trị thường được ưu tiên hàng đầu đối với chứng tiểu không tự chủ. Cụ thể như sau:

  • Thay đổi thói quen đi tiểu: Người bệnh có thể kéo dài dần thời gian giữa các lần đi vệ sinh, giúp cơ chế làm rỗng bàng quang diễn ra hiệu quả hơn.
  • Bài tập cơ sàn chậu: Những bài tập này sẽ giúp tăng cường các cơ sàn chậu, từ đó điều chỉnh quá trình tiểu tiện diễn ra thuận lợi hơn.
  • Quản lý chế độ ăn uống: Phương pháp này không thể chữa khỏi chứng tiểu không tự chủ nhưng có thể cải thiện hiệu quả khả năng kiểm soát bàng quang. Theo đó, người bệnh nên từ bỏ thói quen uống đồ uống có gas, rượu, cà phê, trà, sữa, mật ong, thức ăn quá cay…

2. Thuốc

Thuốc thường được chỉ định sử dụng kết hợp với các phương pháp trị liệu hành vi, bao gồm:

  • Thuốc kháng Cholinergic hoặc thuốc chống co thắt: Loại này thường được kê đơn để điều trị chứng tiểu không kiểm soát. Tác dụng phụ thường gặp nhất là khô miệng, ngoài ra một số trường gặp có thể bị táo bón, mờ mắt hoặc rối loạn tâm thần.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được kê đơn khi chứng tiểu không tự chủ xảy ra do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm tuyến tiền liệt. Cơ chế hoạt động là thắt chặt các cơ xung quanh bàng quang.

3. Thiết bị y tế

Đối với người cao tuổi là nữ giới, chứng tiểu không tự chủ có thể được điều trị bằng cách sử dụng một số thiết bị y tế như sau:

  • Chèn niệu đạo: Miếng chèn sẽ được đặt vào niệu đạo để giúp người già kiểm soát được tiểu tiện trong quá trình hoạt động, tập luyện thể dục. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được phép sử dụng tối đa trong 8 giờ để tránh các vấn đề không mong muốn liên quan đến sức khỏe và vệ sinh.
  • Vòng nâng cổ tử cung (Pessary): Vòng được đặt trong âm đạo, hoạt động tương tự như màng ngăn, giúp hỗ trợ kiểm soát bàng quang. Vòng nâng có nhiều kích cỡ khác nhau, sau khi đặt sẽ được kiểm tra và làm sạch 3 tháng/lần.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn điều trị cuối cùng khi các phương pháp trên hoàn toàn không mang lại hiệu quả. Một số thủ thuật được thực hiện phổ biến bao gồm:

  • Đặt băng nâng niệu đạo.
  • Cơ thắt nước tiểu nhân tạo.
  • Thủ thuật Colposuspension.

Biện pháp kiểm soát tình trạng người già tiểu không kiểm soát

Tình trạng tiểu không tự chủ ở người cao tuổi có thể được kiểm soát hiệu quả ngay từ ban đầu thông qua một số giải pháp đơn giản như sau:

  • Xây dựng một chế độ ăn chất lượng, lành mạnh, tránh các loại đồ uống, thực phẩm có nguy cơ dẫn đến chứng tiểu không kiểm soát bao gồm: rượu, đồ cay nóng, caffein, cam, quýt, cà chua…
  • Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo tần suất đi tiểu hợp lý.
  • Quản lý cân nặng hợp lý, tránh rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Tránh nhịn tiểu bởi nguy cơ cao sẽ làm mòn cơ bàng quang và nhiễm trùng bàng quang.
  • Từ bỏ tuyệt đối thói quen hút thuốc lá.
  • Ngăn ngừa táo bón bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ (ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây…).
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập cơ sàn chậu.

Bài viết liên quan: Tiểu không tự chủ ở nữ giớ

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.

Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 0287 300 6858 (TP HCM) hoặc 1800 6858 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin chi tiết liên quan đến chứng tiểu không tự chủ ở người già. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động phòng ngừa, theo dõi và điều trị hiệu quả.

Related Posts

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung – Câu thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương

Bạn đang xem: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung – Câu thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương Chém cha cái kiếp lấy chồng chung là…

Xám khói nam: 10 kiểu tóc sành điệu, xu hướng nhất hiện nay

I. Xám khói nam là màu gì? Màu xám khói được tạo thành nhờ sự hòa trộn hoàn hảo giữa xám và màu khói, tạo nên một…

Ý nghĩa tà áo dài truyền thống Việt Nam – giá trị qua các thời kỳ lịch sử

Là người con của dân tộc Việt Nam, không một ai là không biết đến tà áo dài truyền thống thướt tha. Áo dài là quốc phục…

Tang lễ nsưt minh phụng: phần 1

(NLĐO) – Trưa 24-12, đông đảo nghệ sĩ đến thắp hương tưởng nhớ “hoàng tử sân khấu” NSƯT Minh Phụng nhân ngày giỗ lần thứ sáu của…

Giá bán cây chòi mòi bonsai, chòi mòi rừng, làm cảnh 2023? Mua ở đâu?

Nếu bạn đang tìm kiếm những cây chòi mòi bonsai về để chưng trong nhà hay sân vườn thì rất vui đã gặp bài chia sẻ này…

Chọn giờ đẹp sinh mổ: Bác sĩ sản khoa chia sẻ nhiều câu chuyện đau lòng

Trẻ sơ sinh chết lưu vì mẹ cố chờ giờ sinh đẹp Mới đây, câu chuyện về một bà mẹ đi siêu âm thai bác sĩ báo…