Hoạt động ngành

Tinh dịch bình thường khi xuất ra là một chất lỏng, nhớt có độ dính, màu trắng đục. Nếu tinh dịch có màu khác thường thì rất có thể nam giới đang gặp trục trặc về sức khỏe.

Ảnh minh họa

1. Tinh dịch trong như nước lã: Khi tinh dịch trong và có màu như nước lã, số lượng cũng ít, chứng tỏ đã có sự bất thường về số lượng, chất lượng tinh trùng, hoặc không đủ các chất thiết yếu để nuôi và bảo vệ tinh trùng.

2. Tinh dịch có màu vàng: Nam giới kiêng quan hệ lâu, lại ít xuất tinh, thành phần trong tinh dịch sẽ bị biến đổi, có màu vàng nhạt và độ kết dính tương đối cao. Khi tần suất quan hệ tăng lên, màu vàng của tinh dịch sẽ nhạt dần và trở về màu trắng đục. Tình trạng này không đáng ngại, nhưng khi thấy tinh dịch có màu vàng kéo dài lâu ngày, thậm chí còn đậm hơn thì nên đi khám và kiểm tra sớm các viêm khuẩn cơ quan sinh dục như viêm tuyến tiền liệt và viêm túi tinh.

3. Tinh dịch màu xanh: Tinh dịch xuất ra có màu xanh đậm hoặc vàng xanh, kèm theo tinh hoàn sưng to, đau rồi lan sang vùng bẹn, đó là dấu hiệu của viêm niệu đạo hoặc bệnh lậu. Nếu để lâu, tình trạng viêm nhiễm sẽ gây teo tinh hoàn hoặc tắc ống dẫn tinh, khi đó nguy cơ vô sinh khá cao.

4. Tinh dịch có màu nâu: Nếu trong tinh dịch có những đám vón nhỏ màu nâu như gỉ sắt thì rất có thể do máu lẫn vào. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này thỉnh thoảng xảy ra không kèm theo cảm giác đau bụng, đau tức ở dương vật, tinh hoàn, ngứa rát ở đầu dương vật… thì đó chỉ là những tổn thương lành tính. Nhưng nếu hiện tượng này xuất hiện liên tiếp trong những lần xuất tinh, những cục màu nâu nhiều hơn về số lượng, đậm hơn về màu sắc… thì cần đi khám bệnh ngay.

5. Tinh dịch lẫn máu: Nếu máu vừa chảy ra ngay trong lúc xuất tinh thì tinh dịch thường có lẫn màu đỏ tươi hoặc có những sợi máu đỏ pha lẫn. Trường hợp máu chảy ra từ trước thì tinh dịch có màu nâu đỏ như gỉ sắt. Còn nếu tinh dịch vừa có màu đỏ tươi vừa đỏ nâu thì là dấu hiệu phản ánh máu ở cơ quan sinh dục vẫn âm ỉ chảy. Nguyên nhân tinh dịch có máu là do bên trong cơ thể ấy có vỡ mạch máu ở đường ống dẫn tinh, túi tinh hoặc tuyến tiền liệt. Điều này có thể xuất phát từ ổ lao niệu sinh dục (lao mào tinh, tinh hoàn…).

6. Tinh dịch vón cục màu sữa đặc: Đây không phải là một bệnh mà chỉ là biến chứng của nhiễm khuẩn (hay bệnh tự miễn dịch) của các cơ quan tạo ra tinh dịch. Lúc này cần nghĩ đến hai nguyên nhân: Đường dẫn tinh bị viêm nhiễm khiến các tế bào, xác vi trùng và xác tinh trùng đã chết đọng lại. Môi trường tinh dịch thay đổi khiến một số protein và muối khoáng trong tinh dịch kết tủa.

CN.Vũ Văn Trình (t/h)

Related Posts

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Mụn sữa là gì? Có nguy hiểm không? Mụn sữa còn có tên gọi khác là mụn trứng cá sơ sinh hay nang kê với dấu hiệu…

Thai 25 tuần phát triển như thế nào và mẹ bầu thay đổi ra sao?

Bước sang giai đoạn tuần thứ 25 của thai kỳ, các mẹ bầu sẽ cảm nhận thấy có những sự thay đổi nhất định về thai nhi…

[HOT] 45 kiểu tóc nam Hàn Quốc đẹp chuẩn soái ca xu hướng 2022

Các kiểu tóc đẹp phong cách Hàn Quốc luôn có sức hấp dẫn riêng đối với các bạn trẻ. Tóc nam đẹp cũng như tóc nữ đẹp…

Top 5 phân bón hữu cơ cho cây mai vàng | Nông Nghiệp Phố

Để cây mai được sinh trưởng và phát triển tốt nhất, đặc biệt là cây cho nhiều hoa khi Tết đến thì cây mai cần được bổ…

Cách nấu bún mọc Hà Nội ngon ngọt ăn là nghiền

Cách nấu bún mọc là công thức nấu bún khá đặc trưng của người Hà Thành. Ngoài phần mọc, bún mọc còn có thể có thêm sườn…

Uống trà Atiso hàng ngày có tốt không và nên uống bao nhiêu là đủ?

Atiso là loại trà thanh nhiệt giải độc từ thiên nhiên tốt cho gan nên được sử dụng rộng rãi, trở thành thức uống hàng ngày của…