Mọc lông bụng khi mang thai có nên lo lắng hay không?

Có rất nhiều lời đồn cho rằng lông bụng mọc nhiều khi mang thai có thể cho biết giới tính của thai nhi nên nhiều người băn khoăn không biết bầu lông bụng mọc nhiều là trai hay gái. Đa phần, nhiều người tin rằng mọc lông bụng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai bé trai. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh cho ý kiến trên. Mọc lông bụng chỉ đơn giản cho biết rằng các hormone trong cơ thể bạn đang làm việc chăm chỉ để giúp cơ thể nuôi dưỡng con yêu khỏe mạnh.

Nếu bạn tò mò về giới tính của con yêu, bạn hãy tham khảo bài viết Nhận biết 16 dấu hiệu mang thai bé gái và bài 13 dấu hiệu mang thai bé trai.

Hiện tượng mọc lông bụng khi mang thai liệu có hết?

Lông bụng mọc khi mang thai thường biến mất khoảng 6 tháng sau sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận thấy rụng lông, tóc ở các bộ phận cơ thể khác trong thời gian này. Nếu hiện tượng mọc lông không biến mất hoặc thậm chí lan rộng và trở nên dày hơn, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra máu nhằm đảm bảo đây không phải là do các tình trạng khác gây nên như:

  • Hội chứng cushing
  • Bệnh to đầu chi
  • Khối u gần buồng trứng hoặc tuyến thượng thận.

Bà bầu có thể triệt lông khi mang thai không?

Dù tình trạng mọc lông bụng khi mang thai sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng một số thai phụ vẫn muốn loại bỏ vì lý do thẩm mỹ. Các phương pháp loại bỏ lông đơn giản như cạo, wax lông thường an toàn đối với thai phụ. Tuy nhiên, lúc này, da của bạn mỏng manh và nhạy cảm hơn bình thường. Bạn hãy thoa một chút dầu dừa lên vùng bụng sau khi tẩy để tránh bị kích ứng.

Những phương pháp tẩy lông chuyên nghiệp không được nghiên cứu rộng rãi về độ an toàn đối với bà bầu. Đó là các phương pháp: tẩy trắng, kỹ thuật đốt điện, tẩy lông bằng laser, kem tẩy lông. Tuy nhiên, nếu sau khi sinh, lông vùng bụng không biến mất mà phát triển nhiều hơn, bạn nên đến bác sĩ khám hay lựa chọn những mỹ phẩm tẩy lông cần thiết.

Khi nào bà bầu mọc lông bụng báo hiệu tình trạng nguy hiểm?

Tuy bà bầu mọc nhiều lông bụng khi mang thai không có gì phải lo lắng nhưng trong một số ít trường hợp, có bầu mọc lông bụng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể sản xuất quá nhiều androgen (hormone sinh dục nam giới như testosterone). Một số nguyên nhân có thể gây ra chứng tăng sinh androgen bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang và uống thuốc điều trị động kinh.

Ngoài gây mọc lông vùng bụng, cơ thể tăng sản xuất androgen còn gây ra: cao huyết áp, mụn trứng cá, kinh nguyệt không đều, giọng trầm, tăng cân nhanh, khối cơ lớn hơn.

Dù tình trạng này rất hiếm nhưng nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ví dụ, bé gái có nguy cơ phát triển các đặc điểm giống như con trai do lượng androgen dư thừa trong máu của mẹ. Bạn nên thông báo với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng tăng sản xuất androgen. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng hormone cho bạn và kê toa thuốc nếu cần.

Related Posts

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung – Câu thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương

Bạn đang xem: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung – Câu thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương Chém cha cái kiếp lấy chồng chung là…

Xám khói nam: 10 kiểu tóc sành điệu, xu hướng nhất hiện nay

I. Xám khói nam là màu gì? Màu xám khói được tạo thành nhờ sự hòa trộn hoàn hảo giữa xám và màu khói, tạo nên một…

Ý nghĩa tà áo dài truyền thống Việt Nam – giá trị qua các thời kỳ lịch sử

Là người con của dân tộc Việt Nam, không một ai là không biết đến tà áo dài truyền thống thướt tha. Áo dài là quốc phục…

Tang lễ nsưt minh phụng: phần 1

(NLĐO) – Trưa 24-12, đông đảo nghệ sĩ đến thắp hương tưởng nhớ “hoàng tử sân khấu” NSƯT Minh Phụng nhân ngày giỗ lần thứ sáu của…

Giá bán cây chòi mòi bonsai, chòi mòi rừng, làm cảnh 2023? Mua ở đâu?

Nếu bạn đang tìm kiếm những cây chòi mòi bonsai về để chưng trong nhà hay sân vườn thì rất vui đã gặp bài chia sẻ này…

Chọn giờ đẹp sinh mổ: Bác sĩ sản khoa chia sẻ nhiều câu chuyện đau lòng

Trẻ sơ sinh chết lưu vì mẹ cố chờ giờ sinh đẹp Mới đây, câu chuyện về một bà mẹ đi siêu âm thai bác sĩ báo…