Bài toán chị em sinh đôi- ai nói dối

Có một bài toán cũng khá thú vị như sau. Sau khi thưởng thức xong thì mình xin có một vài bình luận về hiện tượng thú vị trong bài toán này: Tại sao những người sinh đôi lại có tính cách trái ngược nhau?

Bài toán

Có một cặp sinh đôi khá đặc biệt. Tên hai cô là Nhất và Nhị. Những điều ly kì về hai cô lan truyền đi khắp nơi. Cô Nhất không có khả năng nói đúng vào những ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư, còn những ngày khác nói đúng. Cô Nhị nói sai vào những ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy, còn những ngày khác nói đúng. Một lần tôi gặp hai cô và hỏi một trong hai người:

– Cô hãy cho biết, trong hai người cô là ai?

– Tôi là Nhất.

– Cô hãy nói thêm, hôm nay là thứ mấy?

– Hôm qua là Chủ Nhật.

Cô kia bỗng xen vào:

– Ngày mai là thứ sáu.

Tôi sững sờ ngạc nhiên: – Sao lại thế được? Và quay sang hỏi cô đó.

– Cô cam đoan là cô nói thật chứ?

– Ngày thứ tư tôi luôn luôn nói thật. Cô đó trả lời.

Hai cô bạn làm tôi lúng túng thực sự, nhưng sau một hồi suy nghĩ tôi đã xác định được cô nào là cô Nhất, cô nào là cô Nhị, thậm chí còn xác định được ngày hôm đó là thứ mấy. Hỏi ngày hôm đó là thứ mấy?

Hãy thủ cùng giải bài toán này và chuyển qua trang sau xem tiếp bài viết nhé

Lời giải

Theo đề bài ta có: Cô Nhất nói sai {Thứ hai, thứ ba, thứ tư}, cô Nhị nói sai: {Thứ ba, thứ năm, thứ bảy}.

Từ câu trả lời của cô gái thứ nhất: “Hôm qua là Chủ Nhật” ta thấy nếu câu này đúng thì hôm này là thứ hai.

Mà cô Nhất không nói đúng vào thứ hai nên cô gái này phải là cô Nhị.

Mà lúc trước cô gái trả lời cô ấy là cô Nhất => Điều này mâu thuẫn.

Vậy cô gái trả lời trước là cô Nhị.

Ngày tôi gặp hai cô là ngày cô Nhị nói sai => Hôm đó là thứ ba, hoặc thứ năm, hoặc thứ bảy (1).

Cô gái thứ hai là cô Nhất nói rằng: “Ngày thứ tư tôi luôn luôn nói thật”, tức là đang nói sai, do đó ngày hôm đó phải là thứ hai, hoặc thứ ba, hoặc thứ tư (2).

Từ (1) và (2) ta suy ra hôm đó là thứ ba.

Tại sao lại có hiện tượng anh chị em sinh đôi (sinh 3) nhưng tính cách quá khác biệt

Nhà có một cặp song sinh nhưng tính cách của 2 anh/chị em lại hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn như anh thì nghịch ngợm, em thì trầm lặng. Anh thì sôi nổi, hướng ngoại trong khi em lại trầm tính, nhạy cảm và chu đáo. Cặp song sinh thường nhận được sự chăm sóc tương tự nhau từ ông bà, cha mẹ, vì sao mỗi bé lại có tính cách khác biệt nhau đến vậy?

Tính cách cũng là một yếu tố bẩm sinh

Nhiều người nói rằng trẻ con giống như một tờ giấu trắng. Bố mẹ vẽ màu gì, trẻ sẽ xuất hiện với màu đó. Trên thực tế, trẻ không phải là một tờ giấy trắng khi sinh ra. Bé là một cá thể độc lập có khả năng suy nghĩ riêng.

Vì sao cùng là anh/chị em sinh đôi nhưng lại có quá nhiều sự khác biệt về tính cách? Chuyên gia bật mí sự thật

Nghiên cứu tâm lý cho thấy mặc dù đứa trẻ 1 tuổi không thể nói nhưng trẻ đã bắt đầu có suy nghĩ như người lớn. Lúc này, trẻ đã biết quan sát bố mẹ một cách im lặng. Chính vì vậy, khi được sinh ra, trẻ không phải là một tờ giấy trắng mà đã có tính cách riêng. Mỗi trẻ có một nét tính cách khác nhau và những cặp song sinh cũng như vậy.

Tính cách bị ảnh hưởng bởi cha mẹ

Tính cách của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Đặc biệt là một số trẻ đã sống với cha mẹ từ nhỏ. Các bé sẽ vô thức bắt chước giọng điệu, biểu hiện và hành động của bố mẹ. Nhưng vì sao, các cặp song sinh sống cùng trong một gia đình lại có tính cách khác nhau?

Trước hết, nhiều bậc cha mẹ cũng phải thừa nhận rằng họ không thể đối xử công bằng với hai đứa trẻ, kể cả trẻ sinh đôi. Có thể trẻ giống nhau về điều kiện sống và sự chăm sóc nhưng cha mẹ sẽ không đối xử với các con như nhau. Ví dụ, điều kiện vật chất cha mẹ cung cấp cho các con là như nhau nhưng sâu trong tim, bạn sẽ thiên vị một đứa con hơn. Do đó, sự đối xử của bố mẹ cũng ảnh hưởng đến tích cách của đứa trẻ.

 

Related Posts

thế tiến thoái lương nan

Thế lưỡng nam của người tù- Bài toán cơ bản nhất trong lỹ thuyết trò chơi

Lí thuyết trò chơi nghiên cứu hành vi của con người trong các tình huống mà trong đó các quyết định hành động của họ có tính chất…

Bài toán cho 3 người đấu súng: Chiến thuật tối ưu và lợi thế của kẻ yếu nhất trong lý thuyết trò chơi

Chiến thuật tối ưu và lợi thế của kẻ yếu nhất Đọc xong bài viết này các bạn sẽ còn có những bằng chứng hết sức sống…

3 nhà thông thái và cái ngô nghê của toán học

Dưới đây là 1 bài toán khá nhiều diễn đàn chia sẻ và bình luận các đáp án. Bài toán như sau Có ba nhà triết gia…