Da trẻ sơ sinh bị khô do đâu? 1001 cách chăm sóc da bé

1. Da trẻ sơ sinh bị khô là do đâu?

1.1 Hiện tượng lột da ở trẻ mới sinh

Da của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ có một lớp bao phủ có màu vàng và hơi trơn, đặc giống phô mai gọi là chất gây (vernix caseosa).

Khi trẻ ra đời, lớp bảo vệ này sẽ dần được gột rửa sạch và bong ra; lớp da không còn màng bảo vệ thường dễ bị khô; bong tróc khi tiếp xúc với không khí, nước, nhiệt độ, quần áo và khăn bông…

Do đó, với những trẻ mới sinh, trong vòng 1-2 tuần; trẻ sơ sinh bị bong da là chuyện thường thấy mẹ nhé.

Hiện tượng lột da ở trẻ mới sinh

1.2 Da trẻ sơ sinh bị khô do tắm quá lâu

Tắm trong thời gian dài, đặc biệt là tắm với nước nóng; có xu hướng làm trôi một số chất dầu tự nhiên của da. Điều này làm tăng nguy cơ da bị khô, bong tróc. Tránh sử dụng xà phòng mạnh, mạnh vì chúng có tác dụng làm khô da tương tự.

1.3 Trẻ sơ sinh có thể bị mất nước

Môi trường khô ráo, mát mẻ; cả bên ngoài và trong nhà làm da mất nước rất nhanh; và có thể dẫn đến da trẻ sơ sinh bị khổ, nứt hoặc trẻ sơ sinh bị bong tróc da.

1.4 Bệnh vảy cá (Ichthyosis)

Bệnh vảy cá (Ichthyosis) là một nhóm các tình trạng da di truyền khiến da trẻ sơ sinh bị khô và bong tróc; thường xảy ra ở mức độ nghiêm trọng.

1.5 Bệnh chàm (eczema)

Da trẻ sơ sinh bị khô cũng có thể do bệnh chàm (eczema hay viêm da dị ứng); bé thường bị khô da mặt.

Nguyên nhân của bệnh chàm chưa được khám phá; nhưng các chuyên gia đã phát hiện ra rằng gần một nửa số người bị bệnh chàm từ trung bình đến nặng cũng bị hen suyễn; dị ứng theo mùa; hoặc viêm mũi dị ứng; hoặc dị ứng thực phẩm.

Ở trẻ sơ sinh bị chàm, da khô có xu hướng làm trầm trọng thêm tình trạng phát ban và ngứa.

bệnh eczema (chàm)

1.6 Da trẻ sơ sinh bị khô do dị ứng với sản phẩm tẩy rửa chăm sóc gia đình

Da trẻ sơ sinh rất dễ bị kích ứng và nứt nẻ bởi các yếu tố bình thường như bột giặt quần áo; nước xả vải; hay chất ny-lon trong quần áo bé mặc.

1.7 Kích ứng với sản phẩm chăm sóc da

Trẻ thường có làn da nhạy cảm và mỏng manh hơn người lớn rất nhiều do có sức đề kháng yếu hơn. Nếu mẹ cho da bé tiếp xúc với những sản phẩm từ hóa chất khi tắm rửa, vui chơi, ngủ nghỉ; da bé có khả năng cao bị kích ứng dẫn đến khô da và nhạy cảm.

Da trẻ sơ sinh bị khô có thể là do kích ứng với các sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm, dầu gội, phấn rôm…

1.8 Da trẻ sơ sinh bị khô do thời tiết

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da có khuynh hướng tăng lên trong mùa đông; khi nhiệt độ giảm đi và không khí trở nên ít độ ẩm hơn. Vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng lên; bé cũng dễ bị mất cân bằng độ ẩm trên da dẫn đến da khô.

Nếu mẹ mang cục cưng đi theo trong những chuyến đi biển; rất nhiều khả năng bé sẽ bị khô da do ánh mặt trời và do không khí có lẫn muối biển.

2. Biểu hiện da trẻ sơ sinh bị khô

Khi da trẻ sơ sinh bị khô; mẹ sẽ quan sát thấy một số dấu hiệu như sau:

  • Da của bé thô ráp, bong tróc, sạm đen.
  • Da trẻ sơ sinh bị khô có nếp nhăn hoặc vết nứt đều.
  • Các vị trí khô có thể ở bất cứ đâu; thường trên bàn tay, bàn chân, mặt và môi bé.

Da bị khô ở mức nhẹ có lẽ sẽ không làm bé khó chịu. Nhưng da quá khô có thể bị ngứa, khiến trẻ sơ sinh gãi và bị kích ứng da.

Ngoài hiện tượng da trẻ sơ sinh bị khô; nhiều trẻ còn có vết bớt bẩm sinh; hay nhiều mẩn đỏ nhưng dần dần theo thời gian những vết này cũng sẽ mờ đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với những vết ngứa lâu ngày; cha mẹ cần cho con đi thăm khám để có được hướng xử lý thích hợp; không để bé bị khó chịu kéo dài.

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da

Thông thường, hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da sẽ tự hết mà không cần phải điều trị. Trẻ cũng có thể không cần dùng phấn, dầu hay nước giữ ẩm.

Nếu da trẻ quá khô thì mẹ có thể dùng chút dầu giữ ẩm hoặc thuốc mỡ loại không mùi để thoa lên những vùng da bị khô, giúp bé cải thiện độ ẩm trên da. Tuy nhiên, để bé cảm thấy thật thoải mái, dễ chịu; việc sử dụng một vài biện pháp an toàn và nhẹ nhàng là điều nên làm.

3.1 Giảm thời gian tắm

Tắm lâu có thể loại bỏ dầu tự nhiên trên da của trẻ sơ sinh. Nếu mẹ đang tắm cho trẻ sơ sinh 20 hoặc 30 phút; hãy giảm thời gian tắm xuống còn 5 hoặc 10 phút.

Sử dụng nước ấm thay vì nước nóng; và chỉ sử dụng chất tẩy rửa không có mùi thơm; không chứa xà phòng. Xà phòng thông thường và sữa tắm dạng bọt thường không thân thiện đối với làn da của trẻ sơ sinh.

Related Posts

Mẹ bầu mang thai 39 tuần cần biết những điều gì?

Trong giai đoạn từ tuần 39 – 40 của thai kỳ, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần để chào đón em bé chào đời. Trong…

Top 10 cặp học sinh lớp 1 chất lượng tốt, mẫu mã đẹp 2023

Balo cho bé lớp 1 là một vật dụng vô cùng cần thiết cho trẻ đến trường, sản phẩm này được thiết kế cấu tạo phù hợp…

Tóc mullet layer nữ ngắn là gì? Top 10 kiểu tóc mullet layer nữ ngắn hot nhất hiện nay

Tóc mullet layer nữ ngắn là kiểu tóc mang phong cách trẻ trung, cá tính được nhiều người yêu thích. Vậy, tóc mullet layer là gì? Kiểu…

Tháng 6 âm lịch là tháng đẹp, chọn được ngày tốt, giờ đẹp thì mọi việc đều thành công, may mắn

Tháng 6 âm lịch (Nhâm Dần năm 2022) được coi là tháng đẹp. Nếu bạn phải làm những việc lớn, đại sự hãy chọn những ngày tốt,…

Nhà xeXe Hương Khuê

Xe Hương Khuê cung cấp xe giường nằm 40 chỗ và ghế ngồi 29 chỗ trên tuyến đường Dak Lak đi Nha Trang. Với dòng xe thế…

Top siêu thị Long An uy tín, chất lượng

Ngày nay, an toàn vệ sinh thực phẩm hiện đang là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Bạn lo lắng không biết cách lựa chọn…