Hướng dẫn làm bánh chưng bằng giấy trang trí dịp Tết Nguyên đán

Bánh chưng có ý nghĩa gì?

Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt là món bánh truyền thống thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, là loại bánh mang đến cho người thưởng thức cảm giác sum họp gia đình vào dịp đầu năm mới. Chiếc bánh hình vuông, màu xanh tượng trưng cho đất trời. Bánh chưng là mẹ, bánh dày là cha thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, báo ân công lao sinh thành vô lượng của cha mẹ.

Hướng dẫn làm bánh chưng bằng giấy trang trí dịp Tết Nguyên đán

Ý nghĩa của bánh chưng còn được ví như linh hồn của Tết. Bọc trong lá dong xanh, nhân đỗ xanh, thịt lợn. Sử dụng gạo nếp làm nguyên liệu thể hiện nền văn minh lúa nước của dân tộc ta. Điều đó cũng thể hiện lòng biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, đời sống nhân dân được ấm no, sung túc, cuộc sống yên vui: Hạt đỗ vàng ươm, thịt mỡ phì chính là những hình ảnh đại diện cho khung cảnh quê hương đương lúc mùa vụ tươi tốt.

Vào đêm giao thừa hàng năm, mỗi gia đình sẽ chọn ra một cặp bánh chưng vuông vắn, thơm ngon nhất để đặt lên bàn thờ, dâng lên tổ tiên, ông bà để thể hiện đạo hiếu của con cháu. Không chỉ vậy, bánh chưng còn là một món quà Tết quen thuộc được nhiều người lựa chọn đem làm quà biếu cho gia đình, họ hàng, đồng nghiệp,…

Bánh chưng đại diện cho Tết cổ truyền ở Việt Nam là nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt bởi những ý nghĩa mà nó mang đến. Và dân tộc ta luôn tự hào về nét đẹp văn hoá độc đáo này nên đã lưu truyền qua rất nhiều thế hệ.

>> Xem thêm: Nguồn gốc Tết Nguyên đán là gì? Những điều thú vị về Tết Âm lịch

Hướng dẫn làm bánh chưng bánh tét bằng giấy với hộp đơn giản

Bánh chưng giấy là món đồ trang trí quen thuộc trong mỗi dịp Tết ở các gia đình hay các cơ quan, tổ chức, trường học,… nhiều người thay vì lựa chọn đi mua sẵn những chiếc bánh giấy tại các cửa hàng thì họ lại muốn tự tay mình làm ra những chiếc bánh chưng bằng giấy theo đúng ý của bản thân.

Hướng dẫn làm bánh chưng bằng giấy trang trí dịp Tết Nguyên đán

Cách làm bánh chưng giấy đơn giản nhất có lẽ là làm từ các hộp giấy có hình dáng gần giống với chiếc bánh chưng. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc hộp có kích thước tương tự với bánh chưng, sau đó dùng giấy màu xanh lá cây gói xung quanh, tương tự với cách gói quà đem tặng. Sau đó dùng các dải ruy băng hoặc giấy cắt thành những dải nhỏ để quấn vào chiếc bánh giả làm các dây lạt. Chỉ qua các công đoạn vô cùng dễ dàng là bạn đã có được những chiếc bánh chưng giấy xinh đẹp làm vật dụng trang trí.

Nếu bánh chưng có thể làm ra từ những hộp giấy vuông vắn thì bánh tét (bánh chưng miền Nam) có thể sử dụng các hộp giấy có hình trụ hoặc vỏ lon của những lon nước bạn đã sử dụng hết. Tương tự như làm bánh chưng vuông, bước tiếp theo là bạn sử dụng những tờ giấy màu xanh quấn quanh hộp giấy hoặc vỏ lon rồi quấn dây xung quanh là đã cho ra đời bánh tét giống y như thật.

>> Xem thêm: Các phong tục ngày Tết Nguyên đán của người Việt độc đáo, thú vị

Hướng dẫn làm bánh chưng vuông bằng giấy carton (giấy bìa)

Bên cạnh cách làm bánh chưng từ hộp giấy thì bạn còn có thể tận dụng những thùng carton bỏ hoặc các giấy bìa cứng để làm ra những chiếc bánh chưng bánh tét dùng để trang trí trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Hướng dẫn làm bánh chưng bằng giấy trang trí dịp Tết Nguyên đán

Đầu tiên bạn hãy khéo léo cắt những miếng bìa cứng lớn rồi dùng súng bắn keo dán lại để tạo thành chiếc bánh chưng có kích thước như ý muốn, sau đó bạn bọc bìa cứng đó bằng giấy màu xanh nữa. Tiếp theo, để chiếc bánh chưng trông giống thật hơn, bạn dùng giấy trắng cắt thành những sợi nhỏ và dán xung quanh chiếc bánh chưng sao cho giống chiếc bánh chưng nhất. Đối với bánh tét, bạn cũng có thể làm từ hộp thiếc và bọc bên ngoài bằng giấy màu. Như vậy là chiếc bánh chưng bằng giấy của bạn đã hoàn thành.

>> Xem thêm: Cách gói bánh chưng bằng khuôn thông minh cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn làm bánh chưng truyền thống bằng giấy màu

Ngoài việc làm bánh chưng từ hộp giấy hay giấy bìa carton thì bạn cũng có thể làm ra những chiếc bánh chưng từ giấy màu để có được những thành phẩm rực rỡ nhất. Sử dụng những tờ giấy màu có độ cứng nhất định, sau đó bạn lần lượt tạo các mảnh ghép để gấp thành một chiếc hộp hình vuông nhỏ có kiểu dáng tương tự chiếc bánh chưng rồi dùng các sợi giấy nhỏ đã được cắt thành hình dáng của lạt để quấn xung quanh. Như vậy thì bạn đã có ngay những chiếc bánh chưng cực kỳ đẹp mắt để trí.

Hướng dẫn làm bánh chưng bằng giấy trang trí dịp Tết Nguyên đán

Cách làm bánh chưng bằng giấy bạc hay làm bánh chưng bằng giấy nến sẽ cầu kỳ hơn hai cách thức bên trên tuy nhiên thành quả cho ra cũng sẽ đẹp hơn. Vì vậy đối với cách này đòi hỏi sự khéo lẻo, cẩn thận của người làm sẽ lớn hơn.

Những lưu ý khi làm bánh chưng bằng giấy

Ngày nay có rất nhiều cách thức để làm ra những chiếc bánh chưng bằng giấy xinh đẹp và thật nhất. Tuy nhiên để có một chiếc bánh hoàn chỉnh đánh lừa thị giác của con người thì bạn cần phải tuân thủ một số lưu ý sau đây:

Kích thước bánh cần tương tự với những chiếc bánh mà gia đình mình thường sử dụng. Gợi ý cho bạn một số kích cỡ của bánh chưng vuông như: 20*20cm với chiều cao khoảng 4cm, 25*25cm chiều cao 4cm hoặc 15*15 chiều cao 4cm.

Tránh để xuất hiện khớp nối của giấy trên chiếc bánh chưng. Khi sử dụng giấy gói bánh chưng thì sẽ rất dễ xuất hiện tình huống giấy bị bé hơn so với bánh cần phải nói nhiều tờ lại với nhau điều này sẽ làm chiếc bánh của bạn kém đi tính thẩm mỹ. Vì vậy để hạn chế tối đa tình huống này hãy chuẩn bị những tờ giấy có kích thước đủ lớn để gói bánh.

– Ngoài ra,bạn có thể chuẩn bị thêm các giấy dán, sticker hình phúc, lộc, thọ để dán lên bề mặt của các chiếc bánh. Điều này sẽ làm cho những chiếc bánh của bạn trở nên sinh động, rực rỡ hơn.

Hướng dẫn làm bánh chưng bằng giấy trang trí dịp Tết Nguyên đán

Hãy cố gắng thực hiện theo các lưu ý trên để giúp bạn có được thành phẩm bánh chưng bánh tét làm bằng giấy thu hút nhất để trang trí nhà cửa, văn phòng, quán cafe,… đẹp nhất trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

>> Xem thêm: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023 của học sinh, sinh viên, cán bộ

Bài viết trên, PATO đã hướng dẫn bạn cách làm bánh chưng bằng giấy đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng. Hy vọng rằng có thể giúp bạn làm ra được vật dụng trang trí đẹp mắt nhất. Ngoài ra nếu muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích về dịp Tết Nguyên đán sắp tới thì hãy theo dõi ngay chuyên mục Văn hoá Việt Nam tại BLOG PATO bạn nhé.

Related Posts

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Mụn sữa là gì? Có nguy hiểm không? Mụn sữa còn có tên gọi khác là mụn trứng cá sơ sinh hay nang kê với dấu hiệu…

Thai 25 tuần phát triển như thế nào và mẹ bầu thay đổi ra sao?

Bước sang giai đoạn tuần thứ 25 của thai kỳ, các mẹ bầu sẽ cảm nhận thấy có những sự thay đổi nhất định về thai nhi…

[HOT] 45 kiểu tóc nam Hàn Quốc đẹp chuẩn soái ca xu hướng 2022

Các kiểu tóc đẹp phong cách Hàn Quốc luôn có sức hấp dẫn riêng đối với các bạn trẻ. Tóc nam đẹp cũng như tóc nữ đẹp…

Top 5 phân bón hữu cơ cho cây mai vàng | Nông Nghiệp Phố

Để cây mai được sinh trưởng và phát triển tốt nhất, đặc biệt là cây cho nhiều hoa khi Tết đến thì cây mai cần được bổ…

Cách nấu bún mọc Hà Nội ngon ngọt ăn là nghiền

Cách nấu bún mọc là công thức nấu bún khá đặc trưng của người Hà Thành. Ngoài phần mọc, bún mọc còn có thể có thêm sườn…

Uống trà Atiso hàng ngày có tốt không và nên uống bao nhiêu là đủ?

Atiso là loại trà thanh nhiệt giải độc từ thiên nhiên tốt cho gan nên được sử dụng rộng rãi, trở thành thức uống hàng ngày của…