Câu đố Tiếng Việt: Vì sao lại nói mẹ tròn, con vuông?

“Mẹ tròn, con vuông” hay được dùng để chúc những người phụ nữ sinh đẻ thuận lợi. Thế nhưng có bao giờ bạn thắc mắc về nguồn gốc của câu chúc này không? Tại sao không phải “mẹ hình vuông, con tam giác” hay “mẹ hình bình hành, con hình chữ nhật” mà nhất thiết phải là “mẹ tròn, con vuông”. Sau câu thành ngữ là một ý nghĩa sâu xa, có nguồn gốc bất ngờ.

Thời xưa, người ta quan niệm trời có hình tròn, đất có hình vuông. Trời như chiếc vung chụp xuống đất cho nên nếu cứ đi mãi sẽ đến “cùng trời, cuối đất”. Suy nghĩ này cũng bắt nguồn từ sự tích “Bánh chưng, bánh dầy”. Chuyện kể rằng xưa hoàng tử Lang Liêu nằm mộng được tiên ông hướng dẫn làm bánh dầy tròn tượng trưng cho trời, bánh chưng tượng trưng cho đất để chỉ sự hòa hợp. Nhờ đem hai thứ bánh này dâng lên tổ tiên mà hoàng tử được vua khen và truyền ngôi cho.

Vì vậy, “vuông” và “tròn” dần dần đại diện cho trời đất, âm dương. Có “vuông”, có “tròn” mang ý nghĩa là đất trời hòa hợp, mà đất trời hòa hợp thì cuộc sống của chúng ta mới thuận lợi và hanh thông.

Trong truyện Kiều, tác giả Nguyễn Du cũng nhiều lần nhắc đến sự “vuông, tròn”:

“Sắn, bìm chút phận còn con

Khuôn duyên biết có vuông, tròn cho chăng?”.

Hay:

“Trăm năm tính cuộc vuông tròn

Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”.

Bởi thế, người xưa nói “mẹ tròn, con vuông” chỉ việc người phụ nữ vượt cạn thành công, con mạnh khỏe, mẹ an toàn. Đặc biệt, “vuông” và “tròn” luôn song hành cùng nhau, không tách rời nhau.

Sau này, người ta đã dùng khái niệm “vuông, tròn” để tạo nên thành ngữ “mẹ tròn, con vuông”. Thành ngữ mang ý nghĩa chúc người mẹ và con trong quá trình sinh nở không gặp rủi ro, biến cố vì “cửa sinh là cửa tử”. Lời chúc “mẹ tròn, con vuông” sẽ khiến người phụ nữ thêm may mắn, có niềm tin và động lực trước khi lâm bồn. Đồng thời, theo tâm linh, đó cũng là “vía” để người mẹ sinh nở được thuận lợi.

Qua thành ngữ trên ta càng thấy Tiếng Việt thật giàu đẹp và phong phú. Từ một sự tích, ông cha ta đã sáng tạo nên một lời chúc ý nghĩa dành cho người phụ nữ khi vượt cạn. Để có thể hiểu nguồn gốc, ý nghĩa ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, chúng ta phải bỏ nhiều thời gian dày công nghiên cứu.

Related Posts

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Mụn sữa là gì? Có nguy hiểm không? Mụn sữa còn có tên gọi khác là mụn trứng cá sơ sinh hay nang kê với dấu hiệu…

Thai 25 tuần phát triển như thế nào và mẹ bầu thay đổi ra sao?

Bước sang giai đoạn tuần thứ 25 của thai kỳ, các mẹ bầu sẽ cảm nhận thấy có những sự thay đổi nhất định về thai nhi…

[HOT] 45 kiểu tóc nam Hàn Quốc đẹp chuẩn soái ca xu hướng 2022

Các kiểu tóc đẹp phong cách Hàn Quốc luôn có sức hấp dẫn riêng đối với các bạn trẻ. Tóc nam đẹp cũng như tóc nữ đẹp…

Top 5 phân bón hữu cơ cho cây mai vàng | Nông Nghiệp Phố

Để cây mai được sinh trưởng và phát triển tốt nhất, đặc biệt là cây cho nhiều hoa khi Tết đến thì cây mai cần được bổ…

Cách nấu bún mọc Hà Nội ngon ngọt ăn là nghiền

Cách nấu bún mọc là công thức nấu bún khá đặc trưng của người Hà Thành. Ngoài phần mọc, bún mọc còn có thể có thêm sườn…

Uống trà Atiso hàng ngày có tốt không và nên uống bao nhiêu là đủ?

Atiso là loại trà thanh nhiệt giải độc từ thiên nhiên tốt cho gan nên được sử dụng rộng rãi, trở thành thức uống hàng ngày của…