Sàng lọc 12 tuần – Thời điểm vàng để phát hiện sớm dị tật thai nhi

Sàng lọc 12 tuần đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn quan trọng để bác sĩ phát hiện những nguy cơ dị tật, mắc hội chứng bệnh Down, Turner chuẩn xác nhất. Sau 13 tuần 6 ngày thì việc siêu âm sàng lọc sẽ không còn độ chính xác nữa.

Vì sao sàng lọc 12 tuần quan trọng nhất trong thai kỳ?

Sàng lọc tuần 12 là khởi đầu cho quá trình theo dõi phát triển của thai nhi. Qua quá trình này, bác sĩ phát hiện, chẩn đoán, theo dõi các dị tật bằng máy siêu âm. Từ đó đưa ra các giải pháp và can thiệp phù hợp, an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thai nhi được 12 tuần sẽ có cân nặng khoảng 55gr, dài khoảng 5,5cm. Thời điểm này, các bộ phận trên cơ thể thai nhi dần được hoàn thiện, xương khớp cũng cứng cáp hơn. Hệ tiêu hóa hoàn thiện, thận bài tiết nước tiểu, khuôn mặt và các chi, hệ thần kinh cũng phát triển nhanh chóng. Bé có thể cử động và phản hồi khi bạn gõ nhẹ “tín hiệu” vào bụng của mẹ.

Thực hiện sàng lọc thai 12 tuần sẽ giúp đem tới kết quả chính xác và đầy đủ nhất. Cùng với việc xét nghiệm sàng lọc 12 tuần đầu thai kỳ, mẹ cần kết hợp thực hiện Double test, siêu âm và đo độ mờ da gáy. Nhưng nếu mẹ đã làm xét nghiệm NIPT thì có thể bỏ qua các xét nghiệm sàng lọc có ý nghĩa tương tự, bởi NIPT cho kết quả sàng lọc chính xác gần như tuyệt đối.

Các sàng lọc 12 tuần mẹ cần làm

Có rất nhiều xét nghiệm mẹ bầu cần thực hiện trong giai đoạn thai 12 tuần đầu. Trong đó, 6 xét nghiệm sàng lọc thai 12 tuần đầu sau đây mẹ cần phải thực hiện:

1. Siêu âm sàng lọc

Siêu âm sàng lọc 12 tuần thai kỳ giúp đo độ mờ da gáy thông qua lớp chất lỏng dưới da ở mặt sau cổ. Qua đó, bác sĩ tính toán được nguy cơ mắc các hội chứng dị tật nghiêm trọng như Down, dị tật tim, chi,….

Nhưng sàng lọc thai 12 tuần đầu không chỉ có vậy mà còn đánh giá được các yếu tố khác như: dự kiến ngày sinh, số lượng thai, các nguy cơ tiền sản giật, cấu trúc giải phẫu thai… để việc quản lý thai đạt hiệu quả hơn, đảm bảo an toàn nhất cho thai nhi và mẹ.

2. Xét nghiệm nhóm máu

Sàng lọc 12 tuần đầu thai kỳ mẹ cần thực hiện xét nghiệm cơ bản nhất đó là xét nghiệm nhóm máu. Đặc biệt là xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh. Đây là 2 nhóm máu có vai trò quan trọng nhất trong việc truyền máu.

Mặc dù hiện tượng bất đồng nhóm máu Rh (Rhesus – nhóm kháng nguyên hay protein nằm trên bề mặt hồng cầu) tương đối hiếm gặp. Kháng nguyên D quyết định yếu tố Rh. Nếu một người có kháng nguyên D sẽ mang Rh dương và ngược lại. Nếu không có kháng nguyên D tức là Rh âm.

Khi mẹ có Rh âm tiếp xúc với máu thai nhi có Rh dương sẽ gây phản ứng miễn dịch. Cơ thể mẹ sản sinh ra kháng thể anti D chống lại hồng cầu mang Rh dương của bé xâm nhập vào cơ thể mình. Tương lai mẹ mang thai bé thứ hai, trong người mẹ đã có sẵn kháng thể anti D sẽ qua nhau thai và tấn công hồng cầu thai nhi sau và gây tán huyết, nguy hiểm tính mạng thai nhi nếu không được phát hiện kịp thời.

Thực hiện xét nghiệm sàng lọc 3 tháng đầu nhóm máu Rh sẽ giúp phát hiện sớm nguy cơ nghiêm trọng này.

3. Sàng lọc 12 tuần cần xét nghiệm công thức máu

Ở giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ cần sàng lọc công thức máu để xác định được số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Qua đó, bác sĩ phát hiện được mẹ có thiếu hụt máu, mắc bệnh nhiễm trùng, khả năng đông máu.

Các yếu tố này đều cần được sàng lọc nhằm đảm bảo không ảnh hưởng tới quá trình chuyển dạ sinh con. Đồng thời đảm bảo sự an toàn của mẹ và bé.

4. Xét nghiệm sàng lọc thai 12 tuần với nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu không chỉ thực hiện trong thai 12 tuần mà nên tiến hành định kỳ nhằm phát hiện những dấu hiệu bệnh. Đặc biệt là dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ mà cả bé.

Bởi vậy, sàng lọc thai 12 tuần và thực hiện định kỳ trong thai kỳ sẽ giúp kiểm soát và điều chỉnh được tình trạng bệnh tốt hơn.

5. Xét nghiệm sàng lọc 12 tuần bệnh truyền nhiễm

Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm thời kỳ thai nhi 12 tuần tuổi giúp phát hiện các bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua đường máu, đường tình dục,… Ví dụ như bệnh giang mai, viêm gan B, bệnh lậu, HIV,…

Nghiên cứu cho thấy 60% bệnh lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ. Thông qua hình thức sinh thường tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch âm đạo của mẹ. Thậm chí là do sự trao đổi máu giữa mẹ và thai nhi.

6. Xét nghiệm sàng lọc 12 tuần Double Test hoặc Triple Test

Double Test và Triple Test là 2 loại sàng lọc trước sinh giúp phát hiện và tầm soát nguy cơ dị tật ở thai nhi. Các phương pháp này tương đối dễ thực hiện, không xâm lấn, an toàn và độ chính xác cao.

Như đã nói ở trên, kết hợp Double Test hoặc Triple Test với xét nghiệm triSure NIPT sẽ đem tới kết quả chính xác hơn.

Ngoài 6 xét nghiệm trên, mẹ bầu cần thực hiện thêm xét nghiệm sàng lọc 12 tuần Rubella IgG và Rubella IgM. Đây là sàng lọc giúp phát hiện nguy cơ thai nhi bị Rubella bẩm sinh thông qua dấu hiệu mù, điếc, tật não,… Việc phát hiện sớm Rubella ở mẹ sẽ giảm biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

Việc thực hiện sàng lọc 12 tuần giúp đảm bảo cho ra kết quả chính xác nhất, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Trong các trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể khuyến khích mẹ bầu nên thực hiện sàng lọc sớm từ tuần thứ 9. Tiến hành sàng lọc càng sớm từ tuần 9 sẽ giúp biết tình trạng thai khỏe sớm và có hướng xử lý kịp thời khi phát hiện các nguy cơ.

Trên đây là các kiến thức chia sẻ về sàng lọc 12 tuần và những xét nghiệm sàng lọc quan trọng mẹ nên thực hiện để đảm bảo an toàn nhất cho con. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ có thêm tiền đề để chuẩn bị hành trang bảo vệ con, giúp bé chào đời khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Giải mã gen thể chất và những lợi ích thiết thực
  • Hội chứng không dung nạp lactose và những điều cần biết
  • Có cách phát hiện ung thư vú sớm hay không?
  • Làm NIPT tại Gene Solutions – đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực giải mã gen

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP GENE

Trụ sở tại TP.HCM: 186 – 188 Nguyễn Duy Dương, Phường 3, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0287 101 8688 (Phím 1) – 0911 649 383

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, tòa nhà NHS Center, số 214 Hào Nam, P. Cát Linh, Q. Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0287 101 8688 (Phím 2) – 0936 455 025

Website: genesolutions.vn

Related Posts

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Mụn sữa là gì? Có nguy hiểm không? Mụn sữa còn có tên gọi khác là mụn trứng cá sơ sinh hay nang kê với dấu hiệu…

Thai 25 tuần phát triển như thế nào và mẹ bầu thay đổi ra sao?

Bước sang giai đoạn tuần thứ 25 của thai kỳ, các mẹ bầu sẽ cảm nhận thấy có những sự thay đổi nhất định về thai nhi…

[HOT] 45 kiểu tóc nam Hàn Quốc đẹp chuẩn soái ca xu hướng 2022

Các kiểu tóc đẹp phong cách Hàn Quốc luôn có sức hấp dẫn riêng đối với các bạn trẻ. Tóc nam đẹp cũng như tóc nữ đẹp…

Top 5 phân bón hữu cơ cho cây mai vàng | Nông Nghiệp Phố

Để cây mai được sinh trưởng và phát triển tốt nhất, đặc biệt là cây cho nhiều hoa khi Tết đến thì cây mai cần được bổ…

Cách nấu bún mọc Hà Nội ngon ngọt ăn là nghiền

Cách nấu bún mọc là công thức nấu bún khá đặc trưng của người Hà Thành. Ngoài phần mọc, bún mọc còn có thể có thêm sườn…

Uống trà Atiso hàng ngày có tốt không và nên uống bao nhiêu là đủ?

Atiso là loại trà thanh nhiệt giải độc từ thiên nhiên tốt cho gan nên được sử dụng rộng rãi, trở thành thức uống hàng ngày của…